top of page
Writer's pictureHello nguyen

AMOS HOSTETTER - BẬT THẦY CỦA MỘT SỐ THIÊN TÀI CHỨNG KHOÁN

Amos Hostetter (8/27/1902 - 1/30/1977) là người đồng sáng lập công ty Commodities Corporation, ở Princeton, Right Pane. Công ty này là một trong những tổ chức trading có tầm ảnh hưởng và thành công nhất kể từ trước đó và được Goldman Sachs mua lại toàn bộ vào năm 1997. Đây là lò đào tạo mà nhiều Trader giỏi nhất ngày nay đã từng học hỏi các tuyệt kỹ như Ed Seykota, Michael Marcus, Bruce Kovner, Paul Tudor Jones, Louis Bacon,... Họ là những Trader giỏi nhất và thành công nhất trên thế giới mà đã từng được biết.

Amos Hostetter được xem như là người thầy tư vấn thông thái đã truyền đạt sự khôn ngoan và kiến thức của mình cho các Trader này giúp họ vươn tới đỉnh cao trong nghề trading.

Sau cái chết đột ngột của ông vì tai nạn ô tô vào năm 1977, ban giám đốc công ty Commodities Corporation đã giao cho một trong số các trader của họ, Morris Markovitz tập hợp và ghi chép lại các nguyên lý vượt thời gian về thị trường và trading của Hostetter.


  • NHỮNG NGUY HIỂM TRONG TRADING DO BẢN TÁNH CON NGƯỜI:

1. Nỗi sợ hãi – lo sợ về lợi nhuận khiến người ta hành động quá sớm.

2. Sự hy vọng – hy vọng một sự thay đổi các áp lực chống lại mình.

3. Thiếu tự tin vào sự đánh giá của riêng mình.

4. Không bao giờ ngừng suy nghĩ của riêng mình.

5. Một nhà đầu tư không phải trung thành với bên mua hay bên bán. Mối quan tâm của anh ta là bên đúng.

6. Sự lười biếng làm cho trader không theo dõi sát sao (thị trường) được.

7. Mang tính cá nhân thì không gắn với sự kiện thực được!

8. Con người tin vào cái làm vừa lòng họ.

  • ĐỪNG!

1. Đừng hy sinh vị thế bởi các dao động.

2. Đừng kỳ vọng thị trường kết thúc trong ánh hào quang. Hãy canh chừng những cảnh báo.

3. Đừng kỳ vọng bảng điện là người diễn thuyết. Thấy ra điều gì đó không ổn là đủ.

4. Đừng bao giờ cố gắng bán ngay đỉnh. Đó không phải khôn ngoan. Hãy bán sau một cú đập xuống mà không thấy có sự phục hồi.

5. Đừng tưởng tượng rằng một thị trường đã từng bán ở mức 150 thì phải là rẻ ở mức 130.

6. Đừng đối nghịch với xu hướng thị trường.

7. Đừng tìm kiếm sự sập gãy đột ngột. Hãy tìm kiếm những cảnh báo.

8. Đừng cố bình quân giá cho vị thế thua lỗ.

9. Đừng bao giờ giữ lại hàng thua lỗ và bán đi hàng có lợi nhuận. Hãy thoát ra với thua lỗ ít nhất và ngồi im để có lợi nhuận lớn hơn.

  • ĐỀ NGHỊ:

1. Hãy nghe theo kinh nghiệm của bạn. Nghe thường xuyên.

2. Sự quan sát cho những mách bảo tốt nhất. Hãy quan sát hành vi thị trường và kinh nghiệm sẽ chỉ bạn cách kiếm lợi nhuận.

3. Mua vào lúc thị trường đang lên sẽ yên tâm. Điều quan trọng là không phải mua càng rẻ càng tốt hay bán khống được giá đỉnh, mà mua đúng lúc và bán đúng lúc.

4. Hãy nhớ là thị trường không bao giờ quá cao để bắt đầu mua hoặc quá thấp để bắt đầu bán. Hãy để bảng điện chỉ cho bạn khi nào bắt đầu. Sau giao dịch đầu tiên, đừng thực hiện giao dịch thứ hai trừ phí giao dịch trước đã có lãi.

5. Khởi đầu đúng là thỏa thuận tốt trong mọi chuyện làm ăn.

6. Khi điều gì đó xảy ra ngoài kế hoạch của bạn thì phải tận dụng ngay cơ hội đó.

7. Trong một thị trường giá xuống, nếu sự sập giảm xảy ra đột ngột thì chốt lệnh luôn là khôn ngoan.

8. Chỉ bám vào sự kiện có thực và kiểm soát hành động tương ứng.

9. Điều gì có tính bất thường thì ít khi là một yếu tố mong muốn trong tính toán của trader. Nếu một thị trường không hành xử đúng, đừng chạm vào nó.

  • MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ CHÂM NGÔN THỊ TRƯỜNG.

A. Một quy luật chung rất quan trọng là Hãy chăm sóc các khoản thua lỗ của bạn và các khoản lợi nhuận của bạn sẽ tự chăm sóc chúng. Theo cách của Mr. Hostetter thì phải cảm thấy dễ dàng khi từ bỏ vị thế thua lỗ và phải cảm thấy khó khăn mới thoát ra khỏi vị thế đang thắng. Đây vừa là châm ngôn trading vừa là một công cụ quản lý vốn. Một Trader cần các lệnh thắng lớn để bù trừ cho các thua lỗ và anh ta sẽ không có được các lệnh thắng lớn nếu không bám lấy xu hướng đến cùng.

Không bao giờ để có bất kỳ phản đối nào khi nhận một thua lỗ nhưng luôn phải có một lý do tốt trước khi bạn cho phép mình chốt lợi nhuận.

B. Khi nghi ngờ, hãy thoát ra. Đừng chơi đánh bạc. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng sự nghi ngờ của bạn dựa trên điều gì đó thực tế (yếu tố cơ bản, hành động của thị trường, vv…) và không phải chỉ dựa vào sự lo lắng của bạn về giá cả. Nếu chỉ có mức giá làm cho bạn lo lắng, hãy bám chặt lấy vị thế đang thắng hoặc tệ nhất thì chọn mức cắt lỗ nhạy cảm hơn. Hãy dành cho xu hướng mọi cơ hội có thể để tăng lợi nhuận.

C. Tất cả xu hướng chính đều cần thời gian để diễn ra. Có những lúc mà cách giao dịch tốt nhất là chỉ ngồi yên mà không làm gì cả và để cho sức mạnh của xu hướng đứng sau lưng thực thi cho bạn trong khi những người khác tranh cãi nhau về các tin tức ngày qua ngày. Hãy kiên nhẫn.

D. Phản ứng gây ngạc nhiên của giá đối với tin tức là một trong những yếu tố dự báo đáng tin cậy nhất. Phản ứng tăng giá đối với các tin xấu, hoặc ngược lại, có nghĩa là tin tức đã phản ánh vào giá và chuyển động tiếp theo có lẽ sẽ theo hướng khác. Thực sự thì đây là một ví dụ của một nguyên tắc rộng hơn: Khi thị trường không làm điều mà nó “nên” làm thì nó có lẽ sẽ làm điều mà nó “không nên” và làm khá sớm.

(Lưu ý là sự bứt phá giả, dù tăng hay giảm, cũng được gộp vào nguyên tắc chung này. Lấy ví dụ là khi các mức thấp mới (new low) xuất hiện trong một thị trường giá xuống dài hạn, thị trường “nên” đi tiếp với sự yếu ớt – bởi nó là thị trường giá xuống. Nếu thay vì vậy, nó lao lên nhanh chóng thì điều này là bằng chứng chống lại giả thuyết của thị trường giá xuống.)

E. Khối lượng, số lượng hợp đồng mở (open interest), các chỉ báo ý kiến, vv… không có nhiều giá trị (theo Mr Hostetter). Trong khi chúng có thể cung cấp thêm một chút xác nhận cùng với các yếu tố xem xét khác nhưng chúng không phải là bằng chứng tốt nhất và đôi khi sẽ gây bối rối hơn thay vì làm rõ nét ra.

F. Mr Hostetter là người tin tưởng vào công việc đánh dấu trên các đồ thị giá hàng ngày. Đây là một công việc cần thiết giúp ông có được khả năng cảm nhận thị trường. Tất cả Traders biết rằng họ đôi khi có cảm giác mạnh gần như chắc chắn mà một số người cho là trực giác và có lẽ nó đến từ sự kết hợp giữa các dấu hiệu quan trọng đã được học hỏi và hấp thụ nhưng không bao giờ họ tự nhận diện được rõ ràng. Công việc đánh dấu trên đồ thị hàng ngày sẽ cung cấp “đầu vào” quan trọng để sinh ra loại cảm giác này. Nếu một người lắng nghe tin tức trong ngày, anh ta cũng phải chú ý đến điều mà thị trường nghe và cách phản ứng của nó. Sử dụng mắt, tay, giấy, bút trong công việc ghi dấu sẽ giúp hình thành “cảm giác thị trường”, giúp nó từ từ ngấm vào. Lấy ví dụ như nếu có một tin tức tích cực và thị trường đóng cửa cao hơn thì điều này thường đủ để ngăn chặn sự nghi ngờ. Tuy nhiên, nếu giá đóng cửa không thể vượt qua mức giá tuần trước đó thì điều gì được rút ra trong trường hợp tăng giá kém như vậy? Điều này thật đáng nghi ngờ, nhưng một Trader không ghi dấu đồ thị thì có thể bỏ lỡ thông tin phản hồi tinh tế này của thị trường.

Nguồn: Tổng hợp từ Đạo trading.

1 view0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page