top of page
Writer's pictureHello nguyen

CHIÊU THỨC CỦA LÁI PHẦN 1

Updated: Dec 2, 2023

BAN LÃNH ĐẠO ĐĂNG KÝ MUA VÀO KHỐI LƯỢNG LỚN Ở VÙNG ĐỈNH.

Tất cả các cổ phiếu (CP), không kể lớn bé, không kể cơ bản hay đầu cơ... khi có sóng tăng thì đều có đội lái đứng sau điều tiết.

1. Phân loại đội lái:

  • Đội lái thông thường: Thường là một số NĐT tay to kết hợp với bộ phận của một số công ty chứng khoán (CTCK) tầm trung. Đội lái sẽ sử dụng thông tin nội bộ này để làm giá CP với mục đích chuộc lợi.

  • Đội lái nhà cái: Ban lãnh đạo công ty kết hợp với một vài đội lái thông thường hay một vài CTCK để làm giá chính CP của công ty mình nhằm mục đích chuộc lợi.

2. Các giai đoạn trong một chu kỳ lái.

  • Đạp giá giảm: Sử dụng các thông tin bất lợi hay tận dụng xu hướng giảm của CP để đánh giá xuống đến mức hợp lý.

  • Gom hàng: Mua vào dần dần cho đến khi đủ lượng CP cần thiết khi giá CP đã chỉnh về mức hợp lý. Đây là giai đoạn tích lũy đi ngang của giá CP.

  • Đẩy giá lên: Kết hợp hay tạo một số thông tin hỗ trợ để đẩy giá CP lên mức giá mục tiêu. Ở giai đoạn này, ban đầu lái sẽ tạo các phiên thanh khoản tăng dần với mức giá tăng chậm để lôi cuốn sự quan tâm của NĐT. Khi NĐT đã cắn câu và nhảy vào mua thì đội lái mới đánh thốc lên để không tốn nhiều lực.

  • Phân phối CP ở mức giá đỉnh: Giai đoạn này đội lái sẽ bán dần ra lượng CP đã mua vào ở mức giá đáy để hiện thực hóa lợi nhuận. Giai đoạn này thường kéo dài hơn nhiều lần giai đoạn tăng giá và sẽ có nhiều thông tin hỗ trợ được công bố. Sẽ xuất hiện nhiều phiên tăng giảm xen kẽ, tăng trần giảm sàn với khối lượng giao dịch rất lớn và đội lái sẽ sử dụng phương pháp kéo xả, kê lệnh, phân phối giá sàn... để bán ra lượng lớn CP đã mua vào.

  • Giai đoạn thoái trào: Sau khi đội lái đã bán hết lượng CP cần bán thì thông tin hỗ trợ sẽ tắt, các lệnh kê, đỡ cũng không còn và CP chính thức xuống dốc không phanh. Đội lái thu quân.

3. Mục đích Ban lãnh đạo đăng ký mua vào khối lượng lớn ở vùng đỉnh.

Với CP được lái bởi chính Ban lãnh đạo công ty, rất hay có thông tin đăng ký mua vào của Ban lãnh đạo sau khi giá CP đã đạt đỉnh. Có thể việc mua vào không hoàn thành với lý do giá không như kỳ vọng, nhưng cũng có trường hợp Ban lãnh đạo vẫn mua đủ lượng như đăng ký. Việc đăng ký mua vào đa số là trong khoảng thời gian của gian đoạn 4, giai đoạn phân phối giá đỉnh.

Có phải Ban lãnh đạo đã có quyết định không sáng suốt khi đã không tận dụng mua vào ở mức đáy mà lại nhảy vào mua khi giá ở mức đỉnh?

Để làm giá, Ban lãnh đạo công ty sẽ liên kết với đội lái thông thường hay một vài đội môi giới của CTCK. Ban đầu họ sẽ tạo ra một lượng khoảng vài chục tài khoản chứng khoán (thậm chí còn nhiều hơn) ở vài CTCK, kết hợp sử dụng một số tài khoản đã có sẵn lượng vừa đủ CP để phục vụ việc quay tay tạo thanh khoản(nhóm tài khoản này được gọi là tài khoản vệ tinh - TKVT). Sau khi giai đoạn 1 kết thúc, giá đã giảm về mức đúng ý đồ, các TKVT sẽ được chỉ đạo mua vào dần cho đến khi đủ lượng. Sau khi giai đoạn đẩy giá hoàn thành, giai đoạn phân phối bắt đầu. Khi đó Ban lãnh đạo sẽ tung ra rất nhiều tin tốt để lôi cuốn NĐT mua vào ở mức đỉnh và đây là cơ hội để Ban lãnh đạo bán ra lượng CP đã mua.

Thông tin Ban lãnh đạo đăng ký mua vào thực chất là 1 mũi tên trúng 2 đích, vừa kích thích lực cầu của NĐT để các TKVT có cơ hội bán ra giá cao, vừa để hợp thức hóa lượng CP mua vào của Ban lãnh đạo. Có thể việc tăng tỷ trọng nắm giữ CP của Ban lãnh đạo là có thật. Nhưng thực chất bằng các TKVT, Ban lãnh đạo đã mua vào rất nhiều ở mức đáy. Sau giai đoạn đẩy giá và kéo xả để thoát hàng, sẽ còn tồn tại một lượng CP ở các TKVT chưa bán được. Ban lãnh đạo sẽ nhận sang tay thỏa thuận lượng CP này để chính thức trở thành CP thuộc tài khoản đăng ký của Ban lãnh đạo.

Nguồn: Sưu tầm.


1 view0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page