top of page
Writer's pictureHello nguyen

CHIÊU THỨC CỦA LÁI PHẦN 7

Updated: Dec 2, 2023

ĐỘI LÁI ĐẨY GIÁ CP LÊN THẬT CAO RỒI CHO RƠI TỰ DO ĐẾN MỨC GIẢM GẦN 50% THỊ GIÁ ĐỈNH RỒI MỚI CHO ĐẢO CHIỀU VÀ QUAY TAY PHÂN PHỐI

Trong giai đoạn thao túng giá CP, đội lái rất hay sử dụng chiêu thức đánh CP lên thật mạnh với mức giá rất cao so với mức giá ban đầu, sau đó sẽ thả sàn cho rơi tự do với mức giảm gần 50% thị giá đỉnh rồi mới cho đảo chiều và quay tay phân phối. Vậy tại sao lái không phân phối ngay ở vùng đỉnh để thu về nhiều tiền hơn mà phải cho giảm gần 50% thị giá đỉnh rồi mới phân phối?

1. Tại sao lại cho giá rớt?

Bình thường, khi lái đánh CP lên mức giá cao mà muốn phân phối đỉnh thì cần phải có nguồn lực lớn để duy trì vùng đỉnh. Việc duy trì vùng đỉnh vừa tốn kém lại vừa khó lừa được NĐT nhỏ lẻ. Vì khi ở vùng đỉnh, nhỏ lẻ đã có kinh nghiêm sau nhiều lần bị úp bô nên sẽ có sự cảnh giác nhất định. Do đó việc phân phối đỉnh có vẻ kém hiệu quả.

Lái nắm bắt được tâm lý cố hữu của nhỏ lẻ chúng ta là rất thích bắt đáy những CP đã chỉnh giảm mạnh. Tâm lý của nhỏ lẻ luôn là “Thấy CP giảm mạnh 50% thị giá sẽ canh để bắt đáy với hy vọng nếu CP đó hồi về mức đỉnh thì sẽ có lãi 100% mà không quan tâm đến mức giá bắt đáy là cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của CP đó”.

Ví dụ: Giả sử giá trị thực của CP là 8k và đang giao dịch ở mức 10.000 và nhỏ lẻ chê đắt không thèm mua. Nếu lái đánh CP đó lên đến mức 40.000 rồi cho rơi về mức giảm 50% thị giá tức là 20.000 và quay tay tạo cầu bắt đáy thì nhỏ lẻ sẵn sàng quên câu chuyện giá trị thực có 8k để lao vào bắt đáy ở mức giá 20.000 vì lý do rất rõ ràng là CP đó đã giảm 50% từ mức đỉnh nên chắc chắn sẽ bắt đáy an toàn và có cơ hội kiếm lời bắt đáy.

Lái chỉ chờ đến khi đó là chơi bài phân phối giá sàn tạo cú lừa bắt đáy để phân phối lượng lớn hàng cho nhỏ lẻ tham bắt đáy trong phiên. Và cuối phiên bắt đáy lái sẽ đẩy lên trần để thả thính cho phiên sau. Có thể lái sẽ đẩy trần lên thêm một hai phiên sau đó để kết hợp phân phối giá trần cho nhỏ lẻ. Đặc điểm phiên phân phối giá sàn và hai phiên đẩy tiếp sau đó là thanh khoản rất cao. Đến phiên khi lô hàng bắt đáy về, lái lập tức buông và CP lại giảm sàn ngay từ đầu phiên đó. Nhịp giảm sàn tiếp tục kéo dài vài phiên với thanh khoản teo tóp vì không có lực mua và nhỏ lẻ không thể bán ra ở mức sàn mỗi phiên nên đành chấp nhận bị kẹp. Khi mức giá giảm quá mức đáy vòng 1 thì lái sẽ lại lặp lại chiêu bài phân phối giá sàn rồi kê lệnh đẩy trần cuối phiên để tiếp tục vòng 2.

Cứ như vậy lái sẽ lặp đi lặp lại chiêu phân phối giá sàn này để lùa gà nhỏ lẻ tham bắt đáy và phân phối hàng 0 đồng ra bên ngoài cho đến khi gần hết hàng.

2. Các cách đối phó

  • Xác định xem CP có nhịp tăng mạnh đó là tăng thật hay tăng ảo và xác định lý do dẫn đến việc tăng giá mạnh đó có hợp lý hay không.

  • Cần xác định rõ giá trị thực của CP và so với mức giá sau nhịp giảm mạnh xem đã phù hợp hay chưa. Nếu giá của CP quá ảo so với giá trị thực của CP thì nên tránh xa.

  • Tuyệt đối không nên bắt đáy bằng mọi hình thức với các mã được làm giá và đã tăng ảo một cách bất hợp lý.

Nguồn: Sưu tầm.

1 view0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page