CÂU CHUYỆN CP TĂNG GIÁ RẤT MẠNH CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP MỚI NIÊM YẾT
CP của một số doanh nghiệp mới niêm yết đã tăng giá rất mạnh trong khoảng thời gian một đến hai năm đổ lại kể từ ngày niêm yết. Vậy câu chuyện đằng sau việc tăng giá này là gì, nguyên nhân của việc tăng giá có phải đến từ kết quả kinh doanh khả quan hay không, mục đích của việc tăng giá liệu có phải để giúp nhỏ lẻ sinh lời hay vì mục đích khác?
Với các doanh nghiệp làm thật ăn thật và kết quả kinh doanh khả quan thì việc tăng giá sau khi niêm yết là hết sức bình thường và sẽ là có lợi cho các NĐT nắm giữ CP đó. Tuy nhiên một số doanh nghiệp có vấn đề thì câu chuyện tăng giá sau niêm yết lại có mục đích chủ quan của ban lãnh đạo (BLĐ).
Đặc điểm của các doanh nghiệp này là làm ăn lẹt đẹt; tăng vốn khủng trước khi niêm yết hoặc có kế hoạch tăng vốn khủng ngay sau khi niêm yết; có kế hoạch thoái vốn của các tổ chức, NĐT lớn; BLĐ sẽ phân phối hàng từ các tài khoản vệ tinh ra bên ngoài cho nhỏ lẻ hoặc để phục vụ cho game nào đó.
1. Nội dung chiêu thức.
Ngay sau khi niêm yết hay sau một khoảng thời gian vài tháng đến một năm, CP đó được đánh lên rất mạnh, có thể tăng gấp vài lần. Nhưng nguyên nhân không đến từ kết quả kinh doanh mà đến từ sự tác động của BLĐ thông qua đội lái.
2. Mục đích.
Với từng game cụ thể mà mục đích của việc đẩy giá sẽ khác nhau.
Phục vụ việc thoái vốn của các tổ chức, các NDT lớn, bán ra từ các tài khoản vệ tinh của BLĐ để thu tiền tươi.
Trường hợp này, doanh nghiệp được tăng vốn rất mạnh cho cổ đông hiện hữu trước hoặc ngay sau khi niêm yết và đa số lượng CP đều do BLĐ mua vào. Nhưng việc tăng vốn chỉ là ảo và đó là thủ thuật của BLĐ để hợp thức hóa toàn bộ các lô CP phát hành tăng vốn với giá 0 đồng (chiêu thức phát hàng riêng lẻ để mua CP giá 0 đồng). Lượng CP này sẽ được đứng tên và sở hữu bởi các TKVT của BLĐ. Sau khi niêm yết, để có thể dễ dàng bán ra lượng CP giá 0 đồng này với mức lãi cao nhất, BLĐ sẽ thông đồng với đội lái để làm giá đánh lên CP đến mức giá mục tiêu và sẽ phân phối hàng dần dần cho nhỏ lẻ. Thời gian phân phối sẽ kéo dài nên thường thì trạng thái mức giá đỉnh kết hợp thanh khoản cao sẽ duy trì một thời gian dài. Và sau giai đoạn phân phối đỉnh, CP đó sẽ đổ đèo rất mạnh.
Phục vụ việc tăng vốn khủng cho cổ đông hiện hữu để thu tiền tươi mua cổ phần của cổ đông nhỏ lẻ.
Trường hợp này, CP phải đủ hấp dẫn mà cách tốt nhất là CP phải khỏe, phải giá tăng mạnh, phải tiếp tục tăng cho đến ngày chốt quyền và đến hết thời gian nộp tiền đăng ký mua CP phát hành thêm. Do đó BLĐ kết hợp với đội lái để đẩy giá, quay tay lùa nhỏ lẻ nhảy vào mua CP trước ngày chốt. Và nhỏ lẻ ôm CP qua ngày chốt thấy giá CP vẫn tăng ở mức cao nên quyết định nộp tiền mua CP phát hành thêm đó. Vậy là BLĐ đã thu được tiền tươi về chia nhau. Tuy nhiên lượng CP phát hành thêm sẽ không phân phối hết được cho nhỏ lẻ nên lượng CP ế này sẽ lại được BLĐ đăng ký mua vào với hình thức giá ưu đãi theo quyền và sẽ lại được bán ra bên ngoài như mục đích.
Phục vụ game nào đó như game sáp nhập
Trường hợp này thì BLĐ kết hợp đội lái để đánh lên CP đến mức giá mục tiêu và neo mức giá đó để phục vụ game.
3. Áp dụng để chơi CP có câu chuyện tăng giá sau niêm yết:
Chúng ta bắt đầu theo dõi CP đó ngay sau khi niêm yết, nếu thấy có hiện tượng đẩy giá thì sẽ mua vào từ đầu chân sóng. Sau đó nắm giữ để xem game đẩy giá ra sao. Nếu ổn thì giữ lại tầm vài tháng cho đến khi có dấu hiệu lái phân phối thì chốt, hoặc khi đạt mức giá kỳ vọng thì chốt cho an toàn. Nếu game đẩy giá không ổn thì coi như chơi lướt với CP đó, chốt lãi, cắt lỗ như bình thường.
Nguồn: Sưu tầm.
Comments