top of page
Writer's pictureHello nguyen

CÁCH TƯ DUY VÀ GIAO DỊCH NHƯ NHÀ VÔ ĐỊCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN - MARK MINERVINI (Phần 2)

Updated: Dec 2, 2023

NHẬN THỨC VỀ RỦI RO


  1. Bằng cách tư duy và hành động theo phương châm: “trước hết, phải nghĩ đến rủi ro (risk first)”, bạn biết chính xác điều gì sẽ xảy ra nếu mắc phải sai lầm. Trong giao dịch, biết được số tiền thua lỗ khi bạn sai còn quan trọng hơn cả biết được mức lãi khi bạn đúng, vì nếu bạn mất sạch tiền cuộc chơi sẽ kết thúc.

  2. Với mỗi lệnh mua, tôi phải biết chính xác mức giá cắt lỗ nếu như mọi thứ không hoạt động theo đúng kế hoạch. Tôi định nghĩa mức giá này một cách rõ ràng trước khi giao dịch.

  3. Thực ra mỗi khoản lỗ đều bắt đầu rất nhỏ. Vì thế, cách duy nhất để không gặp phải khoản lỗ lớn là phải chấp nhận khoản lỗ nhỏ trước khi nó biến thành quả cầu tuyết không thể nào kiểm soát nổi.

  4. Nếu mục tiêu của bạn là thành tích giao dịch siêu hạng, những khoản lỗ lớn đơn giản là không thể chấp nhận và phản tác dụng.

  5. Chỉ nên sử dụng mức cắt lỗ khoảng 10% hoặc thấp hơn, vì thua lỗ sẽ chống lại bạn theo quỹ luật hình học. Khi lỗ nhiều hơn 10%, bạn sẽ rất khó khăn để trở về điểm hòa vốn.

  6. Đưa ra quyết định cắt lỗ yêu cầu bạn phải chấp nhận khái niệm chỉ bạn mới sai lầm, thị trường không bao giờ sai.

  7. Hãy luôn nghĩ đến rủi ro đầu tiên khi giao dịch. Đây là chìa khóa quan trọng giúp bạn còn ở trong cuộc chơi. Không có kỷ luật không thống nhất và thiếu tập trung sẽ khiến bạn bị loại bỏ ra khỏi cuộc chơi hoặc thậm chí phá sản.

  8. Không bao giờ chấp nhận rủi ro lớn hơn lãi kỳ vọng. Bạn có thực sự muốn chấp nhận rủi ro 10% để có được mức lãi 5%? Bần cần phải chính xác gần 7% trong tổng số lần giao dịch chỉ để hòa vốn. Nhưng giả sử, nếu mức lãi trung bình của bạn là 10% và bạn chỉ đặt cược rủi ro 5% thì sẽ thế nào? Bây giờ bạn chỉ cần đúng 1 trong 3 lần giao dịch. Đây không phải vấn đề lớn.

  9. Mức độ rủi ro đặt cược không phải là con số tùy tiện. Rủi ro bạn gánh chịu phải được điều chỉnh dựa trên khả năng kiếm tiền của bạn, lỗ là một hàm của lợi nhuận kỳ vọng. Bản thân mỗi nhà đầu tư phải tính toán được mức lãi trung bình để từ đó suy ra mức lỗ trung bình mình có thể chấp nhận được. Ví dụ nếu mức lãi trung bình trong suốt quá trình giao dịch của bạn chỉ là 15% thì bạn không thể để mức rủi ro lớn hơn 8% - và đây là mức cao nhất, vì nếu nâng mức loss thì đường dài rủi ro sẽ thuộc về bạn.

  10. Khi mọi thứ đang hoạt động tốt, thị trường thuận lợi thì chúng ta có thể buông lỏng mức giá cut loss vì thị trường giá mạnh sau đó sẽ có thể cứu lại mất mát đó. Ngược lại, trong bối cảnh thị trường chung khó khăn thì lợi nhuận sẽ nhỏ hơn bình thường và khoản lỗ sẽ lớn hơn, chúng ta nên giảm bớt rủi ro bằng cách thu hẹp mức dừng lỗ.

  11. Có thể sử dụng lệnh dừng lỗ theo nhóm để tránh trường hợp bị mất hàng chỉ trong 1 lần giữ hàng. Hay vì đặt cắt 8% cho toàn bộ vị thế, chúng ta có thể chia ra bán cắt 1/3 vị thế ở 6%, 1/3 vị thế ở 8% và 1/3 còn lại ở 10%. Nó vẫn bảo đảm % cắt lỗ chúng ta được giữ ở mức 8. Nhưng có thể tránh các lệnh.

  12. Chúng ta nên nâng lệnh dừng lỗ khi nào? Tuyệt đối không bao giờ được hạ lệnh dừng lỗ xuống mức thấp hơn chúng ta đã ấn định ban đầu, vì đó là đang bị tâm lý kiểm soát. Thay vào đó khi cổ phiếu đã tăng nhiều thì chúng ta có thể kéo lệnh dừng lỗ lên dần dần theo mức giá tăng của cổ phiếu, chúng ta có thể cảm thấy nuối tiếc khi hòa vốn với một giao dịch đã có lãi. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy tồi tệ hơn nhiều nếu một khoản lãi tương đối lớn biến thành khoản lỗ.

Nguồn: Sách cách tư duy và giao dịch như một nhà vô địch đầu tư chứng khoán.

1 view0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page