Rất nhiều người có thói quen "soi" bond yeild để xác định xu hướng chứng khoán. Cũng có lý khi đường cong lợi suất đảo ngược là dấu hiệu của suy thoái. Tuy nhiên chứng khoán không đơn giản như vậy. Có những giai đoạn, những dấu hiệu đó lại vô tác dụng. Bản chất chứng khoán không phải chỉ là nền kinh tế hiện tại. Nó đo lường kỳ vọng vào tương lai của thị trường. Cho nên, kẻ thù của chứng khoán chỉ là tương đối. Có giai đoạn là thù, nhưng có giai đoạn là kẻ xa lạ, thậm chí là bạn.
Thời kỳ từ năm 2008 đến 2011 chỉ số CPI của Việt nam luôn quanh mức 18%. Song song với lạm phát cao, lãi suất ngân hàng cũng được đẩy lên con số 25%-27%. Đây cũng là giai đoạn chứng kiến sự lao dốc kinh hoàng nhất của TTCK Việt nam. Như vậy, có thể gọi lạm phát "khùng", lãi suất "điên", chính là kẻ thù số 1 của chứng khoán. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một khi lạm phát quá thấp, cũng không hẳn là tốt. Kinh tế không thể phát triển nếu người dân không chi tiêu. Các doanh nghiệp không bán được hàng, lợi nhuận giảm, hậu quả sẽ làm chứng khoán đi xuống.
Một kẻ thù khác cũng hay được giới chứng khoán chỉ tên là tỷ giá. Từng có một thống đốc "Không nghèo" đã quyết định nâng tỷ giá 9% chỉ trong 1 đêm. Tác động là gì? Đương nhiên chứng khoán rớt không phanh. Điều hành chính sách tiền tệ không phải là trò đùa. Dân "chứng" luôn thích sự ổn định kinh tế vĩ mô. Bất cứ quyết định sốc nào, họ sẵn sàng bán tháo ngay.
Có những thời gian giá xăng luôn ngược chiều và tác động tức thì vào TTCK. Mỗi khi xăng tăng giá, chứng khoán lại giảm, và ngược lại. Không chỉ có xăng, vàng cũng là một loại hàng hóa từng có lúc tác động nhiều đến chứng khoán. Chỉ sau khi ngân hàng nhà nước cấm huy động vàng, vàng không còn "hoành hành" trên thị trường nữa, rất ít người quan tâm đến vàng, thì sự tác động này mới không còn.
Có một thứ dân "chứng" cũng rất sợ là sự thay đổi của chính sách. Trong quá khứ, thị trường đã chứng kiến sự lao dốc khi nâng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại (NHTM). Không chỉ "siết" khối NHTM, đôi khi các chính sách tài khóa cũng làm "điêu đứng" các doanh nghiệp sản xuất. Nếu duy trì mục tiêu tăng trưởng, chính sách ra đời với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp, thì TTCK luôn hồ hởi đón nhận.
Có thể nói những "kẻ thù truyền kiếp" của chứng khoán như lạm phát và lãi suất cao, chính sách thay đổi "nắng mưa bất thường", luôn là những dấu hiệu cho sự đi xuống của thị trường. Còn những thứ khác, chỉ mang tính tác động nhất thời, thậm chí không còn tác động. Trong kỷ nguyên "bơm tiền" như hiện nay, bài toán giữ được CPI ổn định luôn được đề ra. Rõ ràng, "bơm" sẽ tốt hơn nhiều là "hút". Dòng tiền sẽ hỗ trợ nền kinh tế phát triển ổn định trong tương lai. Một phần cũng sẽ đi vào các thị trường như chứng khoán hay hàng hóa.
TTCK hiện nay nhìn xung quanh đều là bạn. Những kẻ thù bất chợt như Covid, chiến tranh, thiên tai đều thực sự không phải là gốc rễ cho chứng khoán, sẽ qua đi sau một thời gian nào đó. Một khi đã "sạch bóng quân thù", TTCK như sẽ những con nắng chói chang sau những ngày mưa bão.
Nguồn: Sưu tầm.
Comentarios