Luật chơi 5: Mua giá cao, bán giá thấp (Buy high & sell low).
Đây là một loại momentum trading rất thịnh hành vào những năm trước 2000 ở Hoa Kỳ. Châm ngôn này đúng nhiều hơn sai, nhưng không hẳn là hoàn toàn chính xác. Theo thiển ý của tôi thì hai chữ “buy high” này là thế nào? Buy khi stock hay currency đang lên cao hơn điểm 52 week high (Giá cao nhất trong 52 tuần), hay là cao hơn một điểm nào đó? Theo kinh nghiệm riêng của tôi thì khi buy high bạn phải xác định lại cái trend của thị trường. Trend càng dài, càng lâu, và đặc biệt nhất là càng vững. Vững ở đây có nghĩa là chiều dài của trend (6 tháng, 1 năm chẳng hạn) không có giao động nhiều. Nó đi một đường tương đối thẳng thì đó là một dấu hiệu tốt và nên mua cho dù giá có cao hơn lúc trước. Kinh nghiệm cá nhân của tôi trong định luật này là thị trường oil của gần 2 năm về trước khi oil lên đến 40/barrel. Lúc ấy 40/barrel là một điều không tưởng được vì chỉ 3 năm trước thôi, nó còn giá 15-20/barrel. Nhưng nếu nhìn cái chiều dài của cái trend thì thấy nó đi một lằn thẳng. Slope (độ cao) và thời gian dài của trend là tôi yên tâm là nó sẽ đi lên nữa. Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân. Các bạn phải thực hành mới có được kinh nghiệm cho cá nhân. Xài kinh nghiệm người khác chỉ là phụ thôi. Trading rất là personal. Kiểu trade của một người khó mà áp dụng cho người khác được.
Sell low: Cái này tương đối khó hơn buy high. Lý do là phần đông những ai lọt vào vị trí này thường là đang lỗ. Và bán lỗ là một điều ít ai thích làm. Người ta mong sao cho stock hay đồng tiền mình vừa mua lên lại để họ có cơ hội bán ra để tránh lỗ, hay để giảm cái lỗ đi. Tuy nhiên, thị trường rất ít khi làm vừa lòng người. Lúc mình cần nó “cứu bồ” thì nó thường đi xuống luôn, làm cho mình càng thêm tuyệt vọng. Trong chúng ta ai có tí kinh nghiệm xương máu trong trò chơi này đều có cảm giác tuyệt vọng như trên một vài lần trong đời trading. Ngoài ra, một trong những lý do mà người ta khó bán thấp là để giảm cái thua là vì người ta luôn “nhìn ngược dòng thời gian” để biện minh cho sự kiện giá cả của hôm nay. Họ nghĩ rằng giá của hôm nay so với giá của mấy ngày trước quả là “thấp” lắm rùi. Stocks hay đồng tiền vừa mua sẽ khó xuống thêm nữa. Đâu ai biết được rằng vài ngày sau đó thì giá sẽ thấp hơn giá bây giờ luôn. Kinh nghiệm này trong chúng ta ai cũng có, và rất ít người tránh được lúc ban đầu.
Selling low là một nghệ thuật, thường đòi hỏi một kỷ luật nghiêm chỉnh mới có thể thực hành được. Theo thiển ý của tôi thì nó còn khó hơn là BUY HIGH nhiều lắm.
Luật chơi 6: Hãy chấp nhận thắng thua một cách bình thường.
Là một người Trader, bạn cũng như một người lính ra trận. Không thể nào bạn tránh khỏi bị thương. Vấn đề chỉ là lúc này hay lúc khác thôi. Điểm chính của việc thua lỗ trong trading là thái độ của bạn đối với nó như thế nào. Đừng đặt nặng vấn đề tình cảm vào nó nhiều quá. Tiền dĩ nhiên là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là tư cách của bạn trong việc thắng thua. Người không cho tình cảm chi phối nhiều thường là người có nhiều cơ hội thắng hơn. Muốn làm được việc này thì chuyện đầu tiên là trade theo khả năng tài chính của mình. Vào cuộc chơi đừng vội nghĩ đến mình sẽ thắng. Mà hãy nghĩ đến hậu quả của cái thua. Tự hỏi mình nếu tôi thua thì sao? Wall Street không phải là nơi dễ kiếm ăn. Cái thua luôn xảy ra nhiều hơn cái thắng. Nếu không chuẩn bị tinh thần thì khi thắng thua dễ làm chao đảo lòng người
Luật chơi 7: Thành Bại trong trading không phải là do khả năng tiên đoán hướng đi của thị trường trong tương lai, mà là do khả năng thua ít lời nhiều.
Có nhiều người lầm tưởng rằng thành công trong trading có nghĩa là tiên đoán hướng đi của thị trường. Dĩ nhiên rằng đó là một điều tiên quyết và đúng nhất. Nhưng thử hỏi mấy ai làm được hoài. May mắn lắm là đúng một hai lần. Chúng ta không vào trò chơi trading này với cục xí ngầu trong tay để ngày ngày gieo quẻ đoán hướng đi của thị trường. Ngược lại, chúng ta vào market với "mức lỗ thấp hơn mức lời". Đó mới là chân lý trong trading. Nếu chúng ta có thể thua 5 đồng cho mỗi cái trade, nhưng gỡ lại 7 đồng cho cái trade sau đó thì coi như chúng ta đã thắng. Bởi thế sự thành bại của cái trade không quan trọng bằng số tiền lời của từng cái trade. Bạn có thể thua 9 trong 10 cái trade. Mỗi lần thua bạn thua 1 đồng, nhưng cái trade cuối cùng bạn lời được 10 đồng. Bạn chọn cái nào?
Luật chơi 8: Bạn có bao giờ bị lỗ trong trading chưa? Nếu có, hãy quên nó đi. Ngược lại, bạn có bao giờ lời trong trading chưa? Nếu có, hãy quên nó còn nhanh hơn nữa.
Traders không có thời giờ ngồi liếm “vết thương lòng” hay vuốt ve tự ái cá nhân. Nghiệp trade là một nghiệp va chạm rất nhiều. Nếu bạn để nó trong lòng thì không bao giờ khá được. Bạn nên nhớ rằng tiền vô hay tiền ra là luật tự nhiên của nghề. Công việc chính của bạn là giữ tiền vô nhiều hơn để tiền chạy ra. Bạn cứ nghĩ rằng ai đó vừa mướn bạn canh chừng số tiền của họ. Và công việc của bạn chỉ giữ cho số tiền vào nhiều hơn số tiền ra là được. Đừng buồn khi bị thua, mà cũng đừng mừng khi thắng. Buồn khi thua sẽ làm bạn khó gỡ. Vui khi thắng dễ làm bạn mau thua. Chân lý của trading là thế đấy.
Nếu bạn tạm sửa lại cái lối suy nghĩ khi trade, chẳng hạn như đừng xem cái accounts trước mặt là của bạn. Nó là của ai đó đang mướn bạn trông chừng, trade cho người ta. Tự nhiên bạn sẽ thấy cẩn thận và trade theo nguyên tắc mình đặt ra lúc ban đầu. Cái này sẽ giúp bạn thắng nhiều hơn thua.
Luật chơi 9: Thà mất mặt, chứ đừng để mất tiền.
Traders không có sĩ diện. Tôi không biết ai phán câu này. Nhưng nó là chân lý đấy. Nhiều người nhảy vào một cái position, nhận ra rằng đó là sai, nhưng vẫn quyết định ngồi lỳ trong đó cho đến khi mình thắng. Họ nhất quyết không chấp nhận thua. Họ trọng sĩ diện của mình hơn túi tiền. Đây là một phản ứng rất bình thường của con người. Muốn thành công trong thế giới trading này, người traders phải làm ngược lại. Họ không cần biết sĩ diện, chỉ cần biết là nếu sai là cut loss liền. Sai trong market là một chuyện đương nhiên. Không sai mới là lạ. Bao nhiêu cái accounts đã tan nát trong forex market chỉ vì cái sĩ diện? Rất ít người nhận ra cái này trong lúc trade. Điều mà người traders nên phân biệt giữa cái gọi là sĩ diện và cái gọi là kiên nhẫn chờ đợi để market nó quay về. Nếu sau khi nhảy vào rồi, thấy market hoàn toàn đi ngược lối mình suy luận, những tin tức đưa ra, cộng thêm cường độ của giá nhảy v.v…làm cho mình biết rằng mình đã sai. Đó là lúc nên bỏ chạy. Còn nếu nhảy vào rồi, nhưng những lúc đầu tiên market chưa hoàn toàn đi theo hướng mình mong muốn, và cái loss không to lắm. Market lúc đó cũng chưa có một hướng đi dứt khoát thì rất có thể cái trade của mình cần chút kiên nhẫn. Khả năng phân biệt được cái nào là cái nào và làm gì, tùy thuộc vào kinh nghiệm cá nhân và sự nhạy bén về market của từng người.
Nguồn: Tổng hợp từ Đạo trading.
Comments