(phỏng vấn George Soros)
Ông mô tả thế nào về phong cách đầu tư riêng của mình?
Sự riêng biệt của tôi là ở chỗ tôi chẳng có phong cách đầu tư riêng nào cả, hay chính xác hơn, tôi cố gắng thay đổi phong cách của tôi cho phù hợp với hoàn cảnh. Nếu bạn nhìn vào lịch sử của Soros Quantum Fund, nó đã thay đổi tính chất nhiều lần. Trong mười năm đầu tiên, nó hầu như không sử dụng tới những công cụ lớn. Sau đó, đầu tư macro trở thành chủ đạo. Nhưng rồi gần đây, chúng tôi bắt đầu đầu tư vào các tài sản công nghiệp. Tôi có thể tóm lược lại thế này: Tôi không chơi theo một bộ luật nào đặt ra trước cả; tôi tìm kiếm những thay đổi trong luật của trò chơi.
Ông nói rằng trực giác là thứ quan trọng trong những thành công về đầu tư của mình, vậy chúng ta hãy cùng thảo luận về trực giác. Ông có hàm ý gì khi nói rằng ông sử dụng trực giác như một công cụ đầu tư?
Tôi làm việc với những giả thiết. Tôi lập ra một luận án về những chuỗi sự kiện được dự đoán trước và rồi so sánh diễn tiến thực sự của những sự kiện đó với luận án của mình; điều đó cho tôi một tiêu chuẩn để đánh giá giả thiết của mình.
Việc này đòi hỏi một chút yếu tố trực giác. Nhưng tôi chắc rằng vai trò của trực giác là cực kì lớn, bởi vì tôi cũng có một nền tảng về lý thuyết. Trong công việc đầu tư của mình, tôi có xu hướng lựa chọn những tình huống phù hợp với nền tảng đó. Tôi cũng cố khám phá ra những điều kiện của sự mất cân bằng. Chúng sẽ tạo ra những dấu hiệu nhất định có thể thúc đẩy tôi hành động. Vì vậy những quyết định của tôi thực ra là được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa lý thuyết và bản năng. Nếu anh thích, anh có thể gọi đó là trực giác cũng được.
Thông thường thì mọi người nghĩ đến những nhà quản lý tiền nong như những người sở hữu sự kết hợp giữa trí tưởng tượng và khả năng phân tích. Nếu như ông chỉ chia tất cả các kỹ năng ra thành hai dạng đó, thì cái gì sẽ là thế mạnh nổi trội của cá nhân ông, trí tưởng tượng hay khả năng phân tích?
Tôi nghĩ rằng khả năng phân tích của tôi hơi kém cỏi, nhưng tôi thực sự có một khả năng phản biện rất tốt. Tôi không phải là một nhà phân tích chuyên nghiệp về sự an toàn. Tôi thích tự gọi mình là nhà phân tích về “sự bấp bênh”.
Đó là một tuyên bố khiêu khích. Ý của ông là gì?
Tôi thừa nhận rằng tôi có thể sai. Điều này khiến tôi trở nên bất an. Cảm giác bất an sẽ cảnh báo cho tôi, luôn luôn phải sẵn sàng để sửa sai. Tôi làm việc này ở hai mức:
Ở mức trừu tượng, tôi đã biến niềm tin về khả năng sai lầm của tôi trở thành nền tảng của một triết lý sống phức tạp.
Ở mức cá nhân, tôi là một người ưa phản biện, luôn tìm ra những lỗi lầm trong bản thân mình cũng như ở những người khác. Mặc dù hay phản biện như vậy, nhưng tôi cũng khá khoan dung. Tôi không thể thừa nhận lỗi lầm của mình nếu như tôi không tự tha thứ cho bản thân. Với những người khác, mắc sai lầm là nguồn gốc của sự xấu hổ; với tôi, tự thừa nhận sai lầm của mình là xuất phát cho sự tự hào. Một khi chúng ta nhận ra rằng những hiểu biết thiếu hoàn thiện của mình là ước định của con người, không có gì xấu hổ nếu ta sai, chỉ đáng xấu hổ khi nào ta thất bại trong việc sửa chữa những sai lầm của mình thôi.
Ông có nói về bản thân mình rằng ông thừa nhận những sai lầm của mình nhanh hơn là những người khác. Nghe như có vẻ đó là một đặc điểm của nghề đầu tư. Ông trông đợi mình sẽ thấy điều gì nếu như ông sai?
Như tôi đã nói với anh trước đây, tôi làm việc với những giả thiết trong đầu tư. Tôi sẽ xem liệu diễn biến thực sự của những sự kiện có tương ứng với những kỳ vọng của tôi hay không. Nếu có gì sai, tôi thừa nhận rằng tôi đã đi sai hướng.
Nhưng đôi khi mọi thứ đi chệch hướng một thời gian ngắn rồi sau đó lại trở về đúng hướng. Làm sao ông biết được đó là trường hợp nào? Chính điều đó mới làm nên tài năng.
Khi có sự trái ngược giữa những kỳ vọng của tôi với diễn biến thực sự của sự kiện, không có nghĩa rằng tôi sẽ bán đồ cổ phiếu của mình đi. Tôi sẽ kiểm tra lại luận án và cố gắng xác định lại xem đã có vấn đề gì không ổn. Tôi có thể điều chỉnh dự án của mình hoặc có thể tìm ra một nhân tố ảnh hưởng khác lạ nào đó vừa mới xuất hiện trong toàn cảnh. Rốt cuộc tôi có thể sẽ lao vào cuộc hơn là quẳng nó đi. Nhưng tôi chắc chắn sẽ không ngồi yên một chỗ và cũng không bỏ qua sự trái ngược đó. Tôi sẽ bắt đầu xem xét lại với đầu óc phản biện. Và nói chung, tôi cũng khá láu cá trong việc thay đổi luận án của mình cho phù hợp với hoàn cảnh đã thay đổi, mặc dù tôi cũng không hoàn toàn loại bỏ luận án đó.
Ông cũng có nói về “thú vui đi ngược lại tâm lý đám đông”. Ông mong đợi dấu hiệu nào để xác định rằng liệu đã đến lúc để đi ngược xu thế?
Là người hay phản biện như vậy, tôi thường xuyên được coi là người đi trái chiều. Nhưng tôi cũng rất thận trọng khi đi ngược lại xu thế đám đông, những lúc đó tôi đứng trước nguy cơ bị đè bẹp. Theo lý thuyết của tôi về “việc tự củng cố bản thân” lúc đầu, nhưng cuối cùng thành ra là “những xu hướng tự chuốc lấy thất bại”, thì xu hướng là khi bạn anh hầu hết đều đi theo một hướng; những người đi theo xu hướng đó sẽ bị thương tại điểm uốn (inflection point), tức là thời điểm mà xu hướng thay đổi. Hầu hết những lần trước đây tôi là người đi theo xu hướng, nhưng lúc nào tôi cũng nhận thức một điều rằng tôi là một thành viên của đám đông và tôi luôn trông chừng điểm uốn.
Một kiến thức chiếm ưu thế bây giờ là “thị trường luôn luôn đúng”. Tôi đứng ở vị thế đối diện. Tôi giả định rằng thị trường luôn luôn sai. Ngay cả khi giả định của tôi thi thoảng mới sai, tôi sử dụng nó như một giả thuyết để làm việc. Nó không dẫn đến việc một người nên đi ngược với xu thế chủ đạo. Ngược lại, hầu hết mọi lúc xu hướng đều chủ đạo, chỉ có thi thoảng có sai lầm được sửa chữa. Chỉ những dịp đó người ta mới nên đi ngược lại xu hướng. Nguyên nhân này dẫn dắt tôi tìm kiếm những kẽ hở (flaw: sai lầm, thiếu sót) trong mọi giả thiết về đầu tư.
Cảm giác bất an của tôi được thỏa mãn khi tôi tìm ra kẽ hở đó là gì. Điều đó không làm tôi loại bỏ giả thiết của mình mà ngược lại, tôi có thể tiếp tục cuộc chơi với sự tự tin vững chắc hơn bởi vì tôi biết điều gì sai trong khi thị trường đúng. Tôi đi trước đường cong. Tôi trông chừng những dấu hiệu mách nước cho tôi thấy rằng xu hướng có thể trở nên kiệt quệ. Sau đó tôi sẽ tách khỏi đám đông và tìm một luận án đầu tư khác. Hoặc, nếu tôi nghĩ rằng xu hướng đã bị đẩy đi quá mức, tôi sẽ thử dò theo hướng ngược lại. Hầu hết mọi lần chúng ta sẽ bị trừng phạt nếu đi ngược lại xu hướng. Chỉ ở điểm uốn của xu hướng chúng ta mới được tưởng thưởng.
Nguồn: Tổng hợp từ Đạo trading.
Comments