Bất kì nhà đầu tư nào cũng từng mắc sai lầm và Warren Buffett cũng không phải ngoại lệ. Để có được thành công như ngày hôm nay, Buffett cũng phải trải qua những sai lầm từ đó mới rút ra được những bài học kinh nghiệm. Dưới đây là những sai lầm, những bài học được ông thuật lại trong cuốn sách của mình “The Essays of Warren Buffett: Lessons for Corporate America”.
1. Nhặt mẩu thuốc lá sắp tàn.
Hiếm ai biết rằng, Warren Buffett từng ân hận khi quyết định mua quyền kiểm soát Berkshire Hathaway.
Berkshire Hathaway ra đời vào năm 1955, sau thương vụ sáp nhập của hai nhà máy sợi là Berkshire và Hathaway. Công ty này từng được coi như gã khổng lồ trong ngành công nghiệp sợi với 15 nhà máy, 12 nghìn công nhân và doanh thu bán hàng mỗi năm là 120 triệu đô la. Đáng tiếc, chỉ vài năm sau đó, 7 nhà máy bị đóng cửa kéo theo việc sa thải hàng nghìn người lao động.
Năm 1962, Warren Buffett bắt đầu mua cổ phiếu của Berkshire Hathaway. “Nhà tiên tri xứ Omaha” cho rằng giá trị tổng thể của công ty đã giảm vì ngành công nghiệp dệt sợi đang gặp khó khăn, nhưng ông tin cổ phiếu của Berkshire Hathaway đã giảm xuống mức thấp hơn giá trị nội tại của nó. Buffett cũng nhận thấy rằng mỗi khi công ty đóng cửa hoặc thoái vốn tại một nhà máy, Berkshire thường mua lại cổ phiếu của các nhà đầu tư.
Thời gian đầu, Buffett vẫn duy trì hoạt động kinh doanh cốt lõi của Berkshire về hàng dệt may. Đến năm 1967, ông mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác. Ban đầu, ông thu mua các công ty bảo hiểm và sau đó là một loạt các doanh nghiệp khác nhau, bao gồm công ty bán lẻ Nebraska Furniture Mart, See’s Candies, công ty Oriental Trading, chuỗi cửa hàng kem Dairy Queen, nhà sản xuất nội y Fruit of the Loom, hãng đường sắt Burlington Northern, hãng đầu tư Brazil 3G, hãng sản xuất sốt cà chua Heinz…
Buffett chính thức dừng các hoạt động liên quan dệt may vào năm 1985 và chuyển trụ sở Berkshire về quê hương của ông, Omaha. Buffett thừa nhận việc theo đuổi ‘những cơ hội’ để cải thiện và mở rộng bộ phận dệt may trong suốt hai thập kỷ là “điều ngớ ngẩn” nhất mà ông có thể làm. Nhà đầu tư huyền thoại đã không nhận thức được ngay rằng, ngành dệt may thời đó sẽ liên tiếp ở trong cảnh thua lỗ.
“Tôi đã mất đến 20 năm để từ bỏ ngành dệt may. Sau Seabury Stanton, tôi đã có một người điều hành tuyệt vời – người đồng nghiệp tên Ken Chase. Trung thực, có năng lực và chăm chỉ nhưng anh ấy không thể nào khiến nó phát triển. Tuy nhiên chúng tôi vẫn cố gắng hoạt động… Đó chính là một sai lầm nữa”, Buffett nói.
2. Không ai chạy được trên cát lún.
Bài học tiếp theo từ Warren Buffett: Vận động viên giỏi sẽ đạt thành tích cao với những con ngựa tốt, nhưng không thể làm nên trò trống gì với ngựa què.
Sau khi mua lại cửa hàng bách hóa Hochschild – Kohn, việc phụ trách quản lý kinh doanh dệt may đều do những nhà người có năng lực cao chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, những nhà quản lý này không thể đạt được những thành tích đáng nể khi doanh nghiệp họ đang phụ trách không có kết quả kinh doanh khả quan.
Đối với Warren Buffett, ông cho rằng, khi những nhà quản lý giỏi đứng trước những doanh nghiệp không tốt thì tên tuổi của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.
3. Chọn đường để mà đi.
Sau nhiều năm trên thương trường, mua đi bán lại hàng chục doanh nghiệp, Warren Buffett đều cho rằng cả ông lẫn phó tướng Charlie Munger đều không học cách giải quyết những rắc rối kinh doanh khó khăn. Thành công của ông đến từ việc Buffett không cố gắng để hạ bệ những doanh nghiệp có vốn hóa lớn mà ông tìm đến nhưng doanh nghiệp nhỏ nhưng có khả năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Trong kinh doanh lẫn đầu tư, Warren Buffett đúc rút được kinh nghiệm rằng sẽ có lợi nhiều hơn khi bắt đầu với những lựa chọn đơn giản, đồng thời có thể dễ dàng giải quyết những khó khăn. Ông cũng từng nói: “Chúng tôi thà né tránh rồng còn hơn là giết chúng”
Nguồn: Tổng hợp
Comments