top of page
Writer's pictureHello nguyen

PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ – WILLIAM O’NEIL

Không nổi danh lẫy lừng trên các phương tiện truyền thông nhiều như các tên tuổi khác, William O’neil thành công và gắn bó cả cuộc đời với thị trường chứng khoán như một nhà nghiên cứu và tư vấn tài ba. Hầu hết tất cả những thành quả nghiên cứu của ông đều có tính ứng dụng lớn trong lĩnh vực đầu tư.



Về quan điểm, kiểu đầu tư của ông chỉ là tìm kiếm những cổ phiếu tăng trưởng có tiềm năng tăng giá nhanh nhất kể từ thời điểm mua vào theo phương châm đúc kết “mua con mạnh, bán con yếu”.

Nhờ cách thức nghiên cứu cẩn thận trong đầu tư này mà các khách hàng chịu khó nghe những lời tư vấn từ ông đã từng đạt tỷ lệ sinh lời gấp hai lần chỉ số S&P 500, bất chấp cả những giai đoạn của khó khăn nhất của thị trường chứng khoán Mỹ.

1. Đặc điểm nhận diện các cổ phiếu mạnh.

  1. Cổ phiếu phải thỏa mãn các yếu tố về mặt cơ bản như tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận trong 2 tới 3 quý gần đây. Các cổ phiếu có đà tăng trưởng được duy trì theo năm càng nên lưu tâm để ý. Đi kèm theo đó thì EPS trong các quý của doanh nghiệp cũng phải tăng theo để loại bỏ yếu tố bị pha loãng cổ phiếu.

  2. Cổ phiếu giảm giá ít nhất trong những nhịp điều chỉnh, những chu kỳ giảm điểm của thị trường sẽ là những mã đáng quan tâm. Vì đằng sau đó sẽ có những lí dó giúp cổ phiếu này chống chọi với lực bán ra của thị trường chung.

  3. Khi thị trường đảo chiều hay hồi phục tăng điểm thì những mã khỏe nhất sẽ là các mã tăng lên đầu tiên. Sức tăng càng mạnh và nhanh thì cổ phiếu càng khỏe và càng có khả năng là ứng cử viên sáng giá cho nhịp tăng sắp tới.

  4. Các đợt tăng giá mạnh luôn đi kèm cùng với các mẫu hình kinh điển trên thị trường. Các mẫu hình tăng giá cần phải nhận biết ngay là tách và tay cầm, các mẫu hình co hẹp độ biến động như tam giác, cờ đuôi, các mẫu hình xác nhận tiếp nối xu hướng trước đó như đáy bằng…

  5. Một cổ phiếu thật sự mạnh không hoạt động độc lập một mình mà sẽ có sự xác nhận từ các cổ phiếu khác trong nhóm. Khi xu hướng nhóm được thiết lập thì cổ phiếu sẽ có nền tăng tăng giá mạnh mẽ hơn.

  6. Các cổ phiếu nằm ở vùng đỉnh 52 tuần thường sẽ mạnh hơn các cổ phiếu nằm ở vùng đáy 52 tuần. Bởi vì khi tăng giá đi lên chúng sẽ ít gặp phải những ngưỡng kháng cự với lượng cung lớn, do đó sẽ làm quá trình kéo đẩy giá dễ dàng hơn.

2. Các nguyên tắc mua cổ phiếu.

  1. Nguyên tắc đầu tiên và tối quan trọng nhất đó là chỉ mua những cổ phiếu đang nằm trong xu hướng tăng giá, không chơi những cổ phiếu vẫn đang ở xu hướng giảm – Điều này sẽ giúp chúng ta loại bỏ được hàng loạt cổ phiếu yếu.

  2. 80% cổ phiếu sẽ hoạt động chạy theo xu hướng chung của VNindex. Nên chỉ tiến hành giải ngân mua nhiều khi VNindex bước vào xu hướng tăng trong trung hạn.

  3. Từ đáy VNindex sẽ tiến hành một ngày bùng nổ mạnh về mặt điểm số nối tiếp so với vùng đáy tuyệt đối trước đó. (Thường ngày này sẽ dễ ra trong vòng từ 5 – 10 ngày so với điểm nổ đầu tiên).

  4. Chúng ta sẽ dễ dàng vẽ được đường trendline của thị trường và đây thường là đường trong trung hạn (3 – 6 tháng). Cho tới khi giá bứt hẳn được khỏi đường này thì TT chính thức có khả năng thoát khỏi một xu hướng giảm.

  5. Cùng lúc TT bùng nổ thì cũng xuất hiện những mã cổ phiếu lớn hoặc những nhóm cổ phiếu để dẫn dắt đà tăng điểm.

  6. Thường nên chủ động mua vào cổ phiếu ở cây tăng điểm đầu tiên thỏa mãn cả về volume và giá khi cổ phiếu bứt phá khỏi downtrend hoặc bứt lên khỏi đường kháng cự (Vào ngày này volume thường phải tăng từ 100 – 500% so với volume trung bình của 50 ngày trước đó).

  7. Sau khi cổ phiếu đã vào xu hướng tăng thì chúng ta có thể chờ đợi những cây điều chỉnh bình thường để mua vào sau hoặc mua gia tăng. Những cây điều chỉnh bình thường là giá sẽ không giảm nhiều và volume thường sẽ thấp hơn mức trung bình.

  8. Khi cổ phiếu mới bắt đầu tăng giá thì thường giá sẽ được kéo nhanh mà không bị kéo về điều chỉnh lại sau đó. Nên chúng ta phải có khả năng nhận diện những cây như vậy để mua đuổi sở hữu được cổ phiếu, không bị tâm lý sợ những cổ phiếu tăng giá nhiều.

  9. Chỉ mua vào những cổ phiếu đang có đà tăng điểm, giá chỉ là 1 khái niệm vì mã nào đã tăng sẽ tiếp tục tăng sau đó nữa. Hạn chế giải ngân vào những cổ phiếu giá đang có xu hướng đi ngang hoặc vẫn đang cắm đầu ở xu hướng giảm – Những cổ phiếu rẻ thường sẽ không thu hút được cầu vào thêm và sẽ tiếp tục giảm giá hơn nữa trong tương lai.



3. Các nguyên tắc bán cổ phiếu.

  1. Nếu khi mua chúng ta phải chờ đợi VNindex xác nhận bước vào xu hướng tăng, thì tới lúc này khi bán nếu cổ phiếu gãy trend và vào nhịp giảm thì phải nhanh chóng hạ tỷ trọng cổ phiếu xuống theo chiều giảm với thị trường.

  2. Những cây BreakDown gãy hổ trợ và gãy trendline cùng volume lớn nên được xem xét ưu tiên bán ra ngay hoặc hạ dần tỷ trọng để tăng tính an toàn cho tài khoản.

  3. Khi cổ phiếu ở trên đỉnh sẽ không bị gãy xu hướng ngay bởi chỉ 1 hoặc 2 phiên, mà thường sẽ có quá trình phân phối bán hàng ra lớn trước đó nên nếu chúng ta quan sát sẽ nhận ra những dấu hiệu. Thường sẽ có từ 4 – 6 cây volume lớn kéo dài trong 2 – 3 tuần mà giá không có sự thay đổi nhiều, đây là hiện tượng phân phối khá dễ nhận biết nên phải chú ý để có thể thoát ra trước khi cổ phiếu đảo chiều.

  4. Các cổ phiếu đã hình thành được 3 – 4 mẫu hình chuyển tiếp xu hướng, hoặc giai đoạn rồi thì nên hạn chế mua vào hoặc quan sát kĩ vì có khả năng dễ đảo chiều. Vì nguyên tắc cơ bản là cổ phiếu nào đã nằm trong tầm ngắm của nhiều người thì khó có cơ hội đột biến tăng mạnh tiếp tục.

  5. Sau một thời gian dài tăng giá thì cổ phiếu sẽ có dấu hiệu chạy nước rút về đích, thậm chí tạo GAP tăng giá, xuất hiện nhiều cây tăng mạnh liên tiếp – Đó là một trong những dấu hiệu chứng tỏ cổ phiếu đang được đẩy vội để tạo tâm lí muốn mua vào ở đám đông nhằm mục đích xả hàng trong quá trình kéo giá.

  6. Dấu hiệu bán quan trọng tiếp theo đó là khi các cổ phiếu dẫn dắt đã không còn tăng mạnh và bứt phá lên những đỉnh cao mới nữa thì là lúc nên xem xét việc ngưng giải ngân và chờ thời điểm để canh bán ra.

  7. Nhóm dẫn dắt khi bị gãy xu hưỡng thì sẽ kéo thị trường giảm giá theo, lúc này sẽ không còn cơ hội nào trên sàn. Với tư cách nhà đầu tư cá nhân thì chỉ nên bán ra và cầm tiền chờ đợi chu kỳ mới tiếp theo.

  8. Có một dấu hiệu dễ nhận biết là TT đã vào thời kỳ khó khăn và có khả năng đảo chiều đó là các mã cổ phiếu mà mình mới mua vào gần đây đều lỗ.

4. Chiến lược giải ngân.

  1. Xác suất ra quyết định đúng/sai trên thị trường chỉ dừng lại ở mức 50/50 hoặc 60/40, một con số khá khiêm tốn nên chúng ta phải có cách để giải ngân và quản trị rủi ro đi kèm.

  2. Khi giải ngân nên chia ra thành nhiều đợt riêng lẻ, có thể giải ngân 2 lần hoặc 3 lần trước khi mua full tài khoản. Lần mua sau phải nên được xác nhận bởi đợt xuống tiền trước đó, cụ thể nếu lần mua đầu có lãi thì ta mới mua giải ngân đợt sau. Tùy vào mức độ chấp nhận rủi ro nên tỷ trọng mua từng đợt sẽ do bản thân mỗi người thiết lập.

  3. Khi trước đây chúng ta All in vào một cổ phiếu ở một mức giá tại một thời điểm, khi khoản lỗ này sẽ lớn hơn nhiều so với việc chúng ta chia thành từng khoản nhỏ ra để giải ngân – Đây là chiến lược test thăm dò cổ phiếu.

  4. Nên để bản thân cổ phiếu và thị trường dẫn dắt hướng giải ngân của chúng ta, nên đổ tiền vào những cổ phiếu tăng giá mang về cho chúng ta lợi nhuận. Dừng giải ngân hoặc thoát khỏi những mã cổ phiếu không có sức tăng giá.

  5. Trước khi mua một cổ phiếu nào nên được tính toán và viết ra được số tiền dự tính mua dành cho cổ phiếu đó, và nên tuân thủ chặt chẽ điều này để kiểm soát lòng tham cũng như là cân đối danh mục cho hài hòa.

5. Quá trình cơ cấu danh mục.

  1. Một danh mục chỉ nên nắm giữ từ 3 – 5 mã. Và đây cũng là con số tối đa chúng ta nên sở hữu, vì một người sẽ dễ theo dõi và nắm tình hình khi giữ ít mã hơn so với một người nắm giữ tới 15 – 20 mã.

  2. Mã cổ phiếu trong danh mục nên được chọn lựa nắm giữ những mã theo tiêu chí lựa chọn cổ phiếu khỏe, ưu tiên những mã cổ phiếu dẫn dắt sóng ở thời điểm hiện tại.

  3. Danh mục nên được rà soát cơ cấu đều đặn thường xuyên vào mỗi ngày, bởi vì tình hình biến động của cổ phiếu sẽ thay đổi rất nhanh. Và nếu cơ cấu thì nên loại bỏ những mã cổ phiếu yếu kém nhất trong danh mục, thể hiện bằng việc tỷ suất sinh lời của mã đó trong tài khoản đang ở mức thấp nhất.

Khi muốn mua thêm một mã cổ phiếu mới thì cũng phải nên được xem xét trên tiêu chí số mã tối đa nắm giữ đầu tiên. Nếu đã giữ đủ 5 mã thì không nên thêm các mã khác nữa, hoặc nếu muốn xem vào mã mới phải xem xét loại bỏ mã yếu nhất trong danh mục ra.



6. Quản trị rủi ro.

  1. Mỗi người luôn luôn có một mức lãi trung bình và mức lỗ trung bình. Biết được bằng cách rà soát lại toàn bộ kết quả giao dịch trước đây của mình. Sau đó nên thiết lập mức lỗ trung bình chỉ bằng ½ so với mức lãi trung bình, để đường dài theo xác suất toán học mức lãi chúng ta cũng được kiểm soát.

  2. Trước khi mua bất kỳ một mã cổ phiếu nào thì cũng nên thiết lập trước những vùng giá cắt lỗ rõ ràng, và nếu cổ phiếu thủng thì phải tuân thủ kỉ luật tuyệt đối để bán hàng ra chứ không nên do dự hoặc giữ thêm chờ đợi để xem ngày mai cổ phiếu có gì khác thay đổi hay không.

  3. Trong một danh mục cổ phiếu nắm giữ thì không nên tập trung toàn bộ cổ phiếu vào một nhóm ngành với tỷ trọng quá lớn. Vì khi đảo chiều các cổ phiếu trong một nhóm sẽ có khuynh hướng vận động cùng chiều nhau.

  4. Đối với những trường hợp đang nắm giữ cổ phiếu có lãi, nhưng vì mức rung lắc của thị trường mạnh thì chúng ta có thể sẽ ra từng đợt bán để không bị mất hàng. Ví dụ như bán trước 50% và giữ lại 50% để bám xu hướng, nếu cổ phiếu thủng sau đó thì bán nốt 50% còn lại thì ít nhất chúng ta vẫn còn lãi của 50% vị thế chốt ban đầu. Còn trong trường hợp bị giũ hàng bởi những phiên chỉnh thì ít nhất cũng còn lại 50% hàng và tâm lý cũng dễ dàng mua lại khi cổ phiếu bứt phá sau đó.

  5. Sau những phiên bùng nổ mạnh cả về giá và volume, nếu cây nến tăng sau đó giá không có sự thay đổi đi kèm với volume lớn là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo chúng ta có thể cây bùng nổ trước có khả năng bị thất bại. Còn trong trường hợp nếu sau cây bùng nổ nếu mà giá quay đầu giảm về gần bằng hoặc bằng với giá mua kèm volume nhỏ thì không mua thêm, nếu giá chạm mức cutloss thì tuân thủ bán ra quản trị rủi ro (Không có ngoại lệ).

Nguồn: Tổng hợp.

0 views0 comments

Recent Posts

See All

Comentários


bottom of page