Bên cạnh kiến thức, kinh nghiệm thì tâm lý đầu tư chứng khoán là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của nhà đầu tư trong cuộc chơi này. Nếu nhà đầu tư có một tâm lý “sai lệch” thì độ rủi ro khi chơi chứng khoán là rất cao.
Vậy đâu là những tâm lý sai lầm của một nhà đầu tư chứng khoán? Các bậc tâm lý trong đầu tư chứng khoán là như thế nào?
1. Tâm lý sai lầm khi đầu tư chứng khoán.
Tâm lý là sự phản ánh chuẩn xác về thái độ của nhà đầu tư trước các diễn biến của thị trường chứng khoán. Hiện nay có rất nhiều tâm lý có thể ảnh hưởng đến hành vi và dự định của nhà đầu tư. Trong đó, một số tâm lý sai lầm phổ biến khi đầu tư chứng khoán gồm:
1.1 Quá tự tin.
Tự tin thái quá là hành vi tâm lý trong đầu tư chứng khoán phổ biến nhất. Nó có thể che mờ đi lý trí của bạn khi dự đoán kết quả của đầu tư. Nhà đầu tư khi quá tự tin thường sẽ không quan trọng việc đa dạng hóa danh mục. Cũng chính vì thế, họ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các biến động của định giá cổ phiếu cũng như thị trường chung.
1.2 Tư duy chắp vá.
Tư duy chắp vá cũng là một tâm lý đầu tư chứng khoán có liên quan đến sự tự tin thái quá của nhà đầu tư. Ví dụ như: vào ban đầu, bạn đưa ra quyết định đầu tư dựa trên những thông tin có sẵn. Nhưng sau đó, bạn lại nhận được thông tin khác có ảnh hưởng đến dự đoán ban đầu.
Tuy nhiên, thay vì bắt đầu phân tích điều mới, bạn chỉ lại chăm chú vào việc chỉnh sửa lại các phân tích cũ. Lúc này, bạn đang tư duy theo lối mòn, phân tích một cách chắp vá. Điều này không giúp bạn phản ánh được đầy đủ từ các thông tin mới. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến các nhà đầu tư bị rối bời với những thông tin mới.
1.3 Giảm thiểu hối tiếc.
Ví dụ, khi bạn bán cổ phiếu với mức lợi nhuận kỳ vọng là 20% và sau đó giá lại tiếp tục tăng. Lúc này, bạn sẽ bắt đầu tự nhủ với bản thân rằng: “Nếu biết sẽ tăng thế này tôi đã đợi tiếp chứ không bán làm gì. Tiếc thật!”
Hoặc ngược lại, cổ phiếu của bạn đang giảm điểm, bạn phải trải qua thời gian nhanh chóng bán tháo để ngăn chặn sự thua lỗ.
Kết quả của giao dịch trong quá khứ thường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức giao dịch của bạn trong tương lai. Tất cả những hối tiếc trên sẽ làm cho bạn thấy khó chịu và ức chế. Do đó, bạn nên tránh đầu tư tập trung hoặc cân nhắc thận trọng để tránh đưa ra các quyết định hối tiếc.
1.4 Khung phụ thuộc.
Mức độ rủi ro của bạn được xác định dựa trên hoàn cảnh tài chính cá nhân, giới hạn thời gian đầu tư hay số vốn đã rót vào. Khung phụ thuộc là khái niệm đề cập đến xu hướng thay đổi khả năng chịu rủi ro dựa trên xu thế chung của thị trường.
Ví dụ như, nếu bạn không muốn chịu rủi ro cao khi thị trường đi xuống thì bạn cũng phải sẵn sàng chịu rủi ro cao hơn lúc thị trường bắt đầu tăng điểm.
1.5 Sợ thua lỗ.
Đối với các nhà đầu tư, tiền chính là những đứa con tinh thần quý giá. Do đó, không một ai thích cảm giác thua lỗ và mất tiền cả! Tuy nhiên, việc ác cảm với sự thua lỗ có thể dẫn bạn đến những khoản tổn thất nặng nề hơn.
Ví dụ, một trong số các khoản đầu tư của bạn có thể giảm 20-25% vì lý do tốt. Lúc này, quyết định phổ biến là quên đi thua lỗ ấy và tiếp tục đầu tư. Tuy nhiên, bạn lại không thể làm cho giá chứng khoán tăng trở lại.
Và những suy nghĩ tiếp theo sẽ rất nguy hiểm, bởi nó thường dẫn đến những tổn thất nặng nề khác. Hành động này cũng như các “con bạc” cố gắng cược những khoản tiền lớn với hy vọng gỡ gạc lại số vốn đã mất.
1.6 Cơ chế phòng thủ.
Thông thường, các nhà đầu tư thường hình thành một tâm lý chung là cơ chế phòng thủ. Đôi khi, các khoản đầu tư bị thua lỗ, bạn sẽ nghĩ rằng đó không phải lỗi của bản thân mình. Suy nghĩ này được hình thành vì bạn đang quá là tự tin.
Từ sự tự tin thái quá ấy, nó sẽ tạo cho bạn một cơ chế phòng thủ dành cho bản thân. Nhà đầu tư sẽ không chịu nhận lấy khuyết điểm của mình mà bắt đầu đổ lỗi do thị trường…
2. Các bậc tâm lý trong đầu tư chứng khoán.
Warren Buffett đã từng nói rằng: “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”. Tuy nhiên, trên thực tế, phần đông tâm lý của nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam lại hiếm khi làm được điều này.
2.1 Lạc quan.
Lạc quan là bậc đầu tiên trong tâm lý đầu tư chứng khoán của một số nhà đầu tư. Với một triển vọng tích cực ở tương lai sẽ làm tâm hồn nhà đầu tư phấn chấn. Từ đó, điều này sẽ dẫn chúng ta đến việc mua cổ phiếu.
2.2 Niềm tin.
Bên cạnh sự lạc quan, các nhà đầu tư cũng rất có niềm tin khi đầu tư vào bất kỳ loại chứng khoán nào đó. Sau khi một số ý tưởng mua cổ phiếu mang đến cho bạn lợi nhuận, bạn sẽ xem xét về thị trường cũng như đặt niềm tin, cảm tưởng rằng nó sẽ tiếp tục đem đến lợi nhuận như ý.
Từ đó, nhà đầu tư sẽ có thêm động lực, manh nha để đổ thêm tiền vào chứng khoán hoặc hình thành tư tưởng “rót thêm vốn” vào chứng khoán.
2.3 Cảm xúc.
Cảm xúc cũng là một cung bậc tâm lý không kém phần quan trọng. Các nhà đầu tư thành công là những người làm chủ được cảm xúc của mình để đưa ra các quyết định phù hợp. Tuy nhiên, sẽ có những lúc nhà đầu tư tin rằng mình là một người khôn ngoan, thông mình.
Họ sẽ luôn cho mình là thông minh, sở hữu các mánh khóe độc đáo khi đầu tư chứng khoán. Đây là một sự tự tin cần thiết về mặt cảm xúc, nhưng đôi khi nó cũng mang đến không ít rủi ro, đặc biệt là tâm lý chủ quan. Điều này sẽ khiến họ thua lỗ, thậm chí là “trắng tay”.
2.4 Hưng phấn, thỏa mãn.
Đây cũng là một bậc tâm lý có mức rủi ro vào thị trường cao nhất. Khi nhìn thấy mọi quyết định đầu tư sinh lời thuận lợi, nhanh chóng, hầu hết các nhà đầu tư sẽ quên đi độ rủi ro. Họ đều có mong muốn mọi giao dịch trên thị trường đều có lợi nhuận. Do đó, hầu hết quá trình chết chóc cũng từ đây mà ra!
2.5 Lo lắng.
Hiện nay, không ít nhà đầu tư bỏ qua sự lo lắng khi đầu tư chứng khoán. Vào lần đầu tiên thị trường đi ngược lại với dự đoán của nhà đầu tư, họ sẽ rất hiếm khi nhìn vào những tổn thất do chưa bán cổ phiếu.
Lúc này, họ thường bắt đầu suy nghĩ rằng mình là nhà đầu tư dài hạn, rồi mọi chuyện sẽ trôi qua và ổn định, cổ phiếu sẽ phục hồi và đem đến lợi nhuận cho họ.
2.6 Từ chối.
Và khi mà thị trường vẫn tiếp tục giảm, đi ngược với suy nghĩ của mình, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu hoang mang, không biết nên phản ứng thế nào. Lúc này, họ sẽ bắt đầu từ chối rằng họ đã và đang lựa chọn những cổ phiếu không chất lượng.
2.7 Sợ hãi.
Đến khi thị trường càng trở nên phức tạp, khó hiểu, nhà đầu tư bắt đầu nhen nhóm niềm tin rằng những cổ phiếu mình đang sở hữu không có đứng về phía mình. Nó đã không còn đem đến lợi nhuận cho nhà đầu tư nữa.
2.8 Tuyệt vọng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể vẫn không biết nên làm thế nào để hành động. Họ bắt đầu hành động thiếu suy nghĩ. Nhà đầu tư sẽ dễ dàng mua mọi ý tưởng đầu tư trong khả năng có thể với hy vọng có thể hòa vốn.
2.9 Hoảng loạn.
Đến khi ý tưởng cạn kiệt, nhà đầu tư sẽ dẫn đến một tâm lý đầu tư chứng khoán chung là hoảng loạn. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì nhà đầu tư cũng đã mất mát quá nhiều cho những bước đi, dự định tiếp theo.
2.10 Xem xét lại tài sản.
Tin tưởng danh mục mình sẽ không bao giờ tăng trở lại, chúng ta sẽ bán tất cả các cổ phiếu có thể, nhằm tránh những tổn thất trong tương lai thêm nữa.
2.11 Tức giận.
Khi đã hoảng loạn, tuyệt vọng, theo tâm lý chung thì nhà đầu tư dễ dàng bị kích động và nóng giận. Họ sẽ đổ lỗi như thị trường chứng khoán là một ván bạc hay tại sao lãnh đạo của UBCK lại không làm gì để cân bằng thị trường…
2.12 Chán nản.
Nghĩ rằng mình quá ngu mới tham gia vào thị trường chứng khoán. Chúng ta không muốn mua chứng khoán nữa. Nhưng kỳ lạ thay, đây mới là giai đoạn mua tốt nhất.
2.13 Mất niềm tin.
Khi đã gặp phải nhiều thua lỗ và sự biến động ngược với dự đoán, nhà đầu tư sẽ dễ dàng bị hoang mang và đánh mất niềm tin.
2.14 Nghi ngờ.
Do những ảnh hưởng đã gặp phải nặng nề đã tạo nên vết thương lòng, từ đó sẽ dấy lên sự nghi ngờ. Bạn sẽ bắt đầu nghi ngờ rằng khi thị trường lên chỉ là lên “bẫy” thôi, rồi sẽ lại giảm xuống ngay!
2.15 Hy vọng.
Bậc tâm lý đầu tư chứng khoán cuối cùng là hy vọng. Khi chúng ta đã quay lại và nhận thấy rằng thị trường chuyển biến theo chu kỳ, bạn sẽ bắt đầu quen với quá khứ và tìm kiếm những cơ hội tiếp theo cho mình.
Đây là chìa khóa để các nhà đầu tư nắm bắt và giành lấy lợi thế, thu về nhiều lợi nhuận cho bản thân. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã phân tích một số tâm lý sai lầm phổ biến khi đầu tư chứng khoán.
Hy vọng trên đây là những thông tin bổ ích tâm lý đầu tư chứng khoán dành cho mọi người để tham khảo, áp dụng cho việc đầu tư chứng khoán của mình. Chúc mọi người may mắn và thành công!
Nguồn: Sưu tầm.
Kommentare