top of page
Writer's pictureHello nguyen

ĐIỀU QUYẾT ĐỊNH SỐNG CÒN KHI ĐẦU TƯ

CUT LOSS - CẮT LỖ HOẶC STOP LOSS - DỪNG LỖ.

Phù thủy phố Wall Bernard Baruch đã từng nói rằng: “Nếu một nhà đầu tư dự đoán đúng phân nửa số trường hợp là anh ta đã đạt tới một đẳng cấp trung bình xuất sắc. Ngay cả khi chỉ cần đoán đúng 3 hoặc 4 trên 10 trường hợp cũng có thể đem lại cho anh ta cả một gia tài nếu biết nhanh chóng cắt giảm những khoản thua lỗ ngay khi phát hiện ra mình sai”.

Hay chính Nicolas Darvas – Một nhà đầu tư ngoại đạo đã kiếm được cả gia tài trên thị trường chứng khoán, cũng phải thốt lên rằng: “Tôi biết bản thân mình sẽ phạm phải sai lầm trong gần nửa thời gian khi tham gia đầu tư chứng khoán. Chính vì vậy khi biết mình sai tôi sẽ cố gắng để số tiền mình mất là ít nhất”

Trên đây là lời bộc bạch của 2 nhà đầu tư huyền thoại về cách họ nhận thức rõ ràng về rủi ro thế nào khi tham gia đầu tư. Và họ biết rằng không có cách nào có thể giúp để tránh được rủi ro, và họ đã chọn cách chấp nhận chúng như là một phần của hành trình đầu tư và tìm mọi cách để giảm thiểu rủi ro về mức ít nhất có thể.  

Những khoản lỗ lớn đều xuất phát từ những khoản lỗ nhỏ. Và việc càng nắm giữ lâu một khoản lỗ thì theo thời gian các phép tính toán học càng chống lại chúng ta. Nếu bạn lỗ 10% thì cần kiếm lại 1 khoản lãi 11% chỉ để hòa vốn, nếu bạn lỗ 20% thì cần kiếm lại khoản lãi 25% chỉ để hòa vốn và khi bạn lỗ 50% thì phải kiếm lại 1 cổ phiếu tăng 100% chỉ để hòa vốn.

Quả thật vậy tâm lý chúng ta sẽ dễ dàng hành động chấm dứt một vị thế khi khoản lỗ còn nhỏ. Để đến khi các khoản lỗ phình to hơn thì chúng ta thường sẽ có tâm lý “ khoản lỗ này lớn quá rồi, thôi không bán nữa” hay “trước chỉ lỗ ít không bán thì thôi, chứ giờ này bán làm gì nữa”. Căn bản là ai trong chúng ta cũng có tâm lí xót khi mất tiền, nhưng thị trường chứng khoán khốc liệt hơn những gì mà một nhà đầu tư có thể tưởng tượng. Một khoản lỗ nếu bạn không xử lý nó sớm, thì có thể sau này đó là một thương vụ đầu tư gây ra một khoản lỗ rất lớn cho tài khoản chúng ta.

Một mức cắt lỗ phù hợp nên là từ 7% – 10%. Và khi vi phạm mức này thì chúng ta nên tuân thủ kỷ luật mà bán thoát ra khỏi vị thế, không chần chừ và không có ngoại lệ. Hãy hành động cắt lỗ trước để bảo vệ tài khoản rồi sau đó hãy đi tìm lý do, đừng làm ngược lại.

Sẽ rất thường xuyên xảy ra tình trạng sau khi bán cắt lỗ xong, thì cổ phiếu lại bật tăng. Nhưng đừng vì điều này mà khiến chúng ta lầm tưởng cắt lỗ là một phương pháp sai lầm. Đi đường dài cắt lỗ sẽ là công cụ giúp chúng ta bảo vệ tài khoản và sống sót để còn đầu tư trên thị trường.

Nguồn: Tổng hợp.

 




0 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page