Các rủi ro khi đầu tư chứng khoán là điều mà các nhà đầu tư cần phòng ngừa khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Chứng khoán là lĩnh vực tài chính thể hiện sự chuyển dịch của dòng tiền bởi vậy nó phụ thuộc vào biến động của rất nhiều yếu tố kinh tế.
1. Các rủi ro khi đầu tư chứng khoán.
Có khá nhiều góc nhìn về rủi ro trong chứng khoán đến từ phía các nhà đầu tư lừng danh.
- Warren Buffett: “Cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro là suy nghĩ.”
- Howard Mark: “Rủi ro nó khác hoàn toàn so với cách rủi ro để tạo ra lợi nhuận cao.”
- Ray Dalio: “Phải đảm bảo xác suất xảy ra những nguy cơ gây ra tổn hại lớn là “Số 0 tròn trĩnh.”
- Andy Redleaf: “Rủi ro không phải là nền tảng của lợi nhuận mà là kẻ thù đáng sợ nhất của nó.”
Có thể hiểu một cách khái quát rằng, rủi ro trong đầu tư chứng khoán là khả năng giá trị khoản đầu tư giảm, khiến nhà đầu tư bị thua lỗ.
Để trả lời cho câu hỏi đầu tư chứng khoán có những rủi ro gì? Thì các rủi ro khi đầu tư chứng khoán được chia làm hai loại: rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Cụ thể như sau:
1.1 Rủi ro hệ thống.
Rủi ro hệ thống hay còn được gọi là rủi ro thị trường, bao gồm những rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán mà bất kỳ nhà đầu tư nào tham gia chứng khoán đều gặp phải.
Những rủi ro trong đầu tư chứng khoán của rủi ro hệ thống như: rủi ro biến động lãi suất, rủi ro biến động giá hàng hóa, rủi ro tiền tệ, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.
Rủi ro giá hàng hóa.
Nhà đầu tư khi tham gia đầu tư chứng khoán tức là đầu tư vào các công ty cổ phần phát hành chứng khoán, hay nói một cách cụ thể hơn chính là đầu tư vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó.
Có thể thấy giá hàng hóa tác động trực tiếp tới thị trường chứng khoán. Nhất là những hàng hóa liên quan tới chính sách tài khóa của nhà nước như: nhiên liệu xăng, dầu; giá điện, ga,.... Do đó, khi giá hàng hóa thay đổi, rủi ro giá chứng khoán xảy ra lớn hơn.
Rủi ro mô hình.
Trong chứng khoán, nhà đầu tư tư thường chọn cho mình một mô hình đầu tư, có thể là một mô hình định giá tài sản và vốn,... tuy nhiên, việc xây dựng mô hình không tránh khỏi những yếu tố kỹ thuật cũng như thị trường bởi thị trường chứng khoán luôn biến động không theo một nguyên tắc nào.
Vì vậy, rủi ro mô hình là không thể tránh khỏi. Phân tích kỹ thuật là phương pháp đầu tư được nhiều người áp dụng tuy nhiên vẫn cần để ý tới các yếu tố tác động tới thị trường.
Rủi ro thanh khoản.
Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi dễ dàng từ tiền sang chứng khoán và ngược lại. Rủi ro thanh khoản là sự bất ổn của chứng khoán khi điều kiện giao dịch thay đổi.
Nếu số lượng chứng khoán lớn, giao dịch xảy ra với khối lượng lớn có thể thấy thanh khoản ở mức cao, nhà đầu tư dễ dàng trao đổi cổ phiếu.
Nếu khối lượng giao dịch thấp, thậm chí có phiên không có giao dịch xảy ra có thể thấy thanh khoản ở cổ phiếu này là thấp.
Rủi ro lạm phát và rủi ro lãi suất.
Rủi ro lãi suất gây ra bởi sự lên xuống của lãi suất trái phiếu chính phủ, khi đó sẽ có sự dao động trong mức sinh lời kỳ vọng của các chứng khoán.
Giá chứng khoán luôn biến động tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá trị thị trường của chứng khoán bị sụt giảm và ngược lại.
Lạm phát sẽ khiến giá trị của đồng tiền thay đổi, gây dao động tới lợi nhuận của nhà đầu tư trong tương lai.
1.2 Rủi ro phi hệ thống.
Rủi ro phi hệ thống là những rủi ro đặc trưng trong từng ngành hoặc từng công ty. Ví dụ các rủi ro khi đầu tư chứng khoán: tai nạn máy bay tới từ ngành hàng không, thông tin xấu từ một công ty chứng khoán... không phải toàn thị trường đều bị ảnh hưởng.
Rủi ro xếp hạng.
Bất kỳ một ngành công nghiệp, dịch vụ nào đều có các đánh giá, xếp hàng hằng năm, chủ yếu là vào dịp cuối năm hoặc đầu năm sau. Rủi ro về mặt xếp hạng như doanh nghiệp giảm hạng so với năm trước, khiến giá trị của doanh nghiệp giảm, cổ phiếu xuống giá.
Rủi ro lỗi thời.
Rủi ro này có thể xảy ra ở nhiều ngành sản xuất khi các sản phẩm đã rơi vào tình trạng lỗi thời, không có giá trị đổi mới, không tăng trưởng lợi nhuận của nhiều năm khiến doanh nghiệp trở nên hoạt động trì trệ, giá cổ phiếu giảm sút.
Ví dụ: Nguyễn Kim là một thương hiệu “anh cả” trong ngành bán lẻ các thiết bị công nghệ, gia dụng,.... ở Việt Nam qua nhiều năm. Song những năm gần đây, Nguyễn Kim tăng trưởng vô cùng chậm, thậm chí không tăng trưởng khi một loạt các đàn em như Thế Giới Di Động (MWG), hay FPT ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ. Đó chính là rủi ro lỗi thời trong ngành công nghệ - một ngành đòi hỏi thay đổi lớn.
Rủi ro kiểm toán.
Rủi ro này có thể đến với nhiều doanh nghiệp bởi sự kiểm soát chi phí và nguồn vốn kém, gây tổn hại tới giá trị doanh nghiệp, hoạt động sản xuất không hiệu quả gây thiệt hại tới doanh nghiệp cũng như giảm giá cổ phiếu.
Rủi ro truyền thông.
Rủi ro truyền thông xảy ra khi doanh nghiệp phát hành chứng khoán phải đối mặt với sự kiện xấu, truyền thông xấu từ nhiều phía hoặc truyền thông sai sự thật gây ảnh hưởng xấu tới thương hiệu cũng như khiến giá cổ phiếu của công ty giảm nhanh.
Đây có thể coi là rủi ro của đầu tư chứng khoán có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với các doanh nghiệp.
Rủi ro pháp lý.
Rủi ro pháp lý là điều mà hầu hết các nhà đầu tư đều có thể mắc phải khi đầu tư chứng khoán và rủi ro nếu không nắm vững pháp luật chứng khoán, nhà đầu tư có thể đối mặt với nguy cơ rủi ro cao. Thêm nữa, đối với các doanh nghiệp phát hành chứng khoán, những thay đổi của pháp luật, thắt chặt chính sách thuế, quy định vốn,....cũng có thể gây rủi ro cho các doanh nghiệp.
2. Giảm rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
Để giảm rủi ro trong đầu tư chứng khoán thì các nhà đầu tư chứng khoán cần tìm hiểu kĩ các phương thức đầu tư chứng khoán ít rủi ro nhất dưới đây.
2.1 Đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Nhiều lời khuyên cho các nhà đầu tư chứng khoán là không nên bỏ hết trứng vào một giỏ. Đây chính là phong cách đầu tư đa dạng hóa danh mục. Nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiều cổ phiếu của các công ty ở các ngành khác nhau để giảm rủi ro phi hệ thống đối với từng ngành.
Ví dụ nhà đầu tư có thể tham gia mua cổ phiếu của các ngành bất động sản, bán lẻ, dầu khí. Nếu giá dầu giảm, nhà đầu tư vẫn có thể bù rủi ro từ hai khoản đầu tư vào bất động sản và bán lẻ.
2.2 Tập trung đầu tư dài hạn.
Đây là phương pháp đầu tư dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp chứ không phải nhà đầu tư mang tính đầu cơ. Cần tích lũy cho mình kiến thức, sự kiên nhẫn và dám mạo hiểm, tránh để cảm xúc chi phối để theo dõi các mục tiêu dài hạn.
2.3 Tuân thủ nguyên tắc, kỷ luật.
Nhà đầu tư nên xây dựng cho mình bộ nguyên tắc riêng: mức chốt lỗ, chốt lời, thời điểm bán, thời điểm mua,... điều đó sẽ giúp nhà đầu tư tránh khoản lỗ lớn.
2.4 Theo dõi thông tin, biến động thị trường.
Luôn theo dõi thông tin, biến động thị trường chứng khoán cũng như biến động kinh tế để tránh những rủi ro hệ thống (lãi suất, giá hàng hóa,....) và cả phi hệ thống đối với từng ngành.
2.5 Lựa chọn công ty môi giới chuyên nghiệp.
Nếu là một nhà đầu tư không chuyên, hãy lựa chọn cho mình một công ty môi giới chuyên nghiệp để nắm bắt được tình hình thị trường cũng như những lời khuyên có ích. Tránh những môi giới không chuyên, gây ra nhiễu loạn thông tin từ môi giới.
Trên đây là các rủi ro khi đầu tư chứng khoán mà nhà đầu tư có thể gặp phải. Để chiến thắng trên thị trường, nhà đầu tư chứng khoán phải tích lũy cho mình rất nhiều kiến thức để giảm thiểu tối đa rủi ro.
Nguồn: Tổng hợp.
Comentários