1. Chứng khoán phái sinh là gì?
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở.
Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại... hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu…
1.1. So sánh chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở.
Dù là thành viên “sinh sau đẻ muộn”, thế nhưng chứng khoán phái sinh không hề lép vế trước bất cứ loại chứng khoán khác trên thị trường. Bảng mô tả dưới đây sẽ cho thấy những ưu thế của chứng khoán phái sinh so với chứng khoán cơ sở hiện nay:
1.2. Yếu tố quan trọng khi chơi chứng khoán phái sinh.
Nhìn chung, yếu tố quan trọng khi chơi chứng khoán phái sinh ở Việt Nam chính là việc xác định được xu hướng của chỉ số VN30. Ba trường hợp sẽ minh họa cho sự cần thiết của yếu tố này:
Trường hợp 1: Khi chỉ số VN30 trong xu hướng tăng tích cực và diễn biến của các chỉ số hợp đồng tương lai cũng vận động sát với chỉ số cơ sở các nhà đầu tư nên đặt lệnh Long and Hold, nghĩa là mở vị thế mua ở vùng giá tốt và giữ đến mục tiêu hoặc khi thị trường có tín hiệu đảo chiều giảm.
Trường hợp 2: Tương tự như trường hợp thứ nhất, khi thị trường rơi vào xu hướng giảm, các nhà đầu tư nên thực hiện lệnh Short and Hold, tức là mở vị thế bán ở vùng giá tốt và giữ đến vùng giá mục tiêu hoặc khi thị trường có tín hiệu đảo chiều tăng trở lại.
Trường hợp 3: Đây là trường hợp khó xác định nhất khi thị trường vận động Sideway với xu hướng đi ngang, lúc này nhà đầu tư nên hạn chế giao dịch và chờ thêm tín hiệu rõ ràng hơn từ thị trường, nếu thực hiện giao dịch nhà đầu tư nên canh thời gian mua bán chốt lời ngay trong phiên theo diễn biến trên thị trường.
2. Có nên chơi chứng khoán phái sinh.
2.1. Ưu điểm của chứng khoán phái sinh.
Chứng khoán phái sinh đang khá thu hút các nhà đầu tư hiện nay, bởi những ưu điểm sau:
2.1.1. Phòng ngừa rủi ro biến động giá.
Các sản phẩm phái sinh giúp các nhà đầu tư hạn chế được rủi ro khi tham gia đầu tư tài chính. Ngoài ra còn cung cấp cho các nhà đầu tư công cụ phòng vệ rủi ro biến động giá.
Những nhà đầu tư dự đoán được mức giá của một tài sản cơ sở sẽ tăng trong tương lai. Họ sẽ tham gia hợp đồng tương lai với giá tài sản cơ sở được xác định tại thời điểm hiện tại. Ngược lại, những nhà đầu tư đang có một lượng tài sản và dự đoán được mức giá sẽ giảm. Họ sẽ giảm thiểu rủi ro biến động giá bằng việc bán trước hàng hóa nhờ hợp đồng tương lai.
2.1.2. Giao dịch linh hoạt.
Phương thức giao dịch chứng khoán phái sinh trên thị trường cơ bản khá giống với chứng khoán cơ sở. Tuy nhiên, công cụ này cho phép các nhà đầu tư trải nghiệm một số tính năng linh hoạt khác. Có thể kể đến như như tính năng bán khống, giao dịch T+0, chốt lãi/lỗ trong ngày...
2.1.3. Tính thanh khoản cao.
Chứng khoán phái sinh có tính thanh khoản cao hơn so với thị trường chứng khoán cơ sở. Do sản phẩm này được niêm yết và giao dịch tập trung trên Sở giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó, người mua và người bán là tập trung tạo khả năng thanh khoản cao. Việc định giá, khối lượng và giá trị giao dịch được công khai cũng giúp minh bạch các giao dịch.
2.1.4. Số lượng phát hành/niêm yết.
Nếu như trên thị trường cơ sở số lượng giao dịch phụ thuộc vào tổ chức phát hành thì trên thị trường phái sinh, số lượng chứng khoán phái sinh là không bị giới hạn mà phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của nhà đầu tư.
Chứng khoán phái sinh cũng có giới hạn vị thế, với nhà đầu tư chuyên nghiệp thì là 20.000 vị thế/ tài khoản, nhà đầu tư tổ chức là 10.000 vị thế và nhà đầu tư cá nhân là 5.000 vị thế.
2.1.5. Bán khống chứng khoán.
Nhà đầu tư có thể bán các chứng khoán phái sinh ngay cả khi không có tài sản cơ sở. Hay nói cách khác thị trường chứng khoán phái sinh cho phép các nhà đầu bán khống.
2.1.6. Đầu cơ.
Thị trường chứng khoán phái sinh có tính 2 chiều. Nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận cả khi thị trường đi lên và đi xuống nếu dự đoán đúng xu hướng của nó.
2.1.7. Lợi thế đòn bẩy tài chính.
Lợi thế đòn bẩy sẽ giúp các nhà đầu tư sở hữu được nhiều cổ phiếu với mức giá thấp. Nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ một phần tài sản thế nhưng được giao dịch với cổ phiếu có giá trị gấp 7-10 lần số tiền ký quỹ.
Ví dụ: nếu bạn phải mua cổ phiếu A với giá 100$/ 1 cổ phiếu. Tuy nhiên với lợi thế đòn bẩy 1:50, bạn sẽ sở hữu cổ phiếu A với giá chỉ 2$/ 1 cổ phiếu.
Có nên chơi chứng khoán phái sinh hay không là lựa chọn của nhà đầu tư. Nhưng với những ưu điểm trên thì đây chính là cơ hội dành cho những nhà đầu tư muốn tìm một kênh đầu tư sinh lời đảm bảo.
2.2. Nhược điểm chứng khoán phái sinh.
Bên cạnh những ưu điểm, nhà đầu tư cũng cần nắm rõ được nhược điểm của chứng khoán phái sinh.
2.2.1. Rủi ro trong chiến lược đầu cơ.
Đầu cơ là một trong những đặc điểm tạo sức hấp dẫn cho các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, đầu cơ sẽ chỉ tạo ra lợi nhuận lớn khi dự báo (hay kỳ vọng) trùng với biến động giá tài sản cơ sở trong tương lai.
Trong trường hợp sự thay đổi về giá tài sản cơ sở trên thị trường không đúng với dự đoán. Tình trạng thua lỗ sẽ xảy ra và do tác động đầu cơ, mức độ thua lỗ sẽ lớn hơn rất nhiều so với số vốn ban đầu.
2.2.2. Yêu cầu ký quỹ bổ sung.
Cơ chế thanh toán của hợp đồng tương lai là thanh toán hàng ngày. Các khoản lỗ, lãi được hiện thực hóa hàng ngày và được phản ánh cụ thể ngay trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ bổ sung ngay khi số tiền trên tài khoản ký quỹ xuống bằng hoặc thấp hơn so với mức duy trì. Do đó, để tham gia vào chứng khoán phái sinh là nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính. Nếu không thực hiện ký quỹ bổ sung kịp thời khi có yêu cầu thì vị thế của nhà đầu tư sẽ đóng lại, gây thua lỗ, thậm chí có thể dẫn đến phá sản.
Nguồn: tổng hợp
Comentários