top of page
Writer's pictureHello nguyen

ROA, ROE LÀ GÌ? CÁCH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THEO ROA VÀ ROE

Updated: Dec 2, 2023

ROA và ROE là hai chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính để đánh giá khả năng hoạt động, sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư tìm ra các cổ phiếu có tiềm năng.



1. ROA là gì?

ROA (Return on Assets) là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên tài sản. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận so với tài sản được đem vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

  • Công thức tính ROA.

ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

  • Ý nghĩa của ROA.

Chỉ số ROA thể hiện 1 đồng vốn doanh nghiệp đầu tư vào tài sản sẽ đem về bao nhiêu lợi nhuận. ROA càng cao càng thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng tốt.


2. ROE là gì?

ROE (Return on Equity) là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động của doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng vốn.

  • Công thức tính ROE.

ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

  • Ý nghĩa của ROE.

Chỉ số ROE thể hiện 1 đống vốn chủ mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động thu về bao nhiêu lợi nhuận. ROE càng cao càng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Lưu ý: ROA và ROE tính theo tỷ lệ %. Các biến số trong cách tính ROA, ROE được lấy từ các bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đáng chú ý, các cổ phiếu để được niêm yết trên sàn HOSE và HNX phải đáp ứng tỷ lệ ROE ít nhất 5% trong năm gần nhất.


3. Phân tích ROA và ROE.

Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư thường chú ý tới cổ phiếu các doanh nghiệp có ROA và ROE tăng trưởng đều đặn. Đây là chính là yếu tố để nhận ra một cổ phiếu có tiêm năng hay không.

Trong việc đánh giá ROA và ROE cần xem xét các yêu tố về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp trong các ngành khác nhau thường có sự khác biệt lớn trong chỉ số này.

Ngay cả khi cả khi ROA hay ROE bằng nhau hoặc có sự chênh lệnh lớn cũng cần có sự phân tích kỹ lưỡng.

Ví dụ, doanh nghiệp A có tổng tài sản 100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 10 tỷ đồng sẽ có ROA ngang bằng với doanh nghiệp B có tổng tài sản 5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 500 triệu đồng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy quy mô tài sản doanh nghiệp A cao hơn nhiều so với doanh nghiệp B.

Một ví dụ khác, doanh nghiệp C có vốn chủ sở hữu 100 tỷ đồng và doanh nghiệp D với 80 tỷ đồng, tổng nợ lần lượt của C, D lần lượt là 50 tỷ và 200 tỷ đồng. Cả hai doanh nghiệp đều đạt cùng mức lợi nhuận 1 tỷ đồng, như vậy ROE của doanh nghiệp D sẽ cao hơn doanh nghiệp C. Nhưng trong trường hợp này, doanh nghiệp C lại có khả năng đảm bảo tài chính tốt hơn nhờ sử dụng ít nợ vay.

Nguồn vốn doanh nghiệp được chia làm hai phần gồm vốn vay và vốn chủ, ROE giúp người phân tích thấy được khả năng mà doanh nghiệp đang mang đến lợi nhuận từ vốn góp cổ đông, vì vậy cần phải đánh giá nhiều vấn đề khác như tỷ lệ đòn bẩy (vay nợ) hay tương quan giữa ROE với lãi suất ngân hàng…

  • Mô hình Dupont.

ROA và ROE có mối tương quan với nhau thông qua mô hình phân tích Dupont.


ROE = ROA * Đòn bẩy tài chính = ROA * Tổng tài sản/VCSH = ROA * (1+Tổng nợ/VCSH)


Lưu ý: Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn hay (Tổng nợ + vốn chủ sở hữu)

Ngoài ra, có thể triển khai tiếp thành hệ số dưới đây để thấy được ROE tính toán dựa trên các hệ số về biên lợi nhuận ròng, hiệu suất sử dụng tài sản, hệ số đòn bẩy tài chính.


ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) * (Doanh thu/Tổng tài sản)*(Tổng tài sản/VCSH)


Như vậy, sự thay đổi của ROE quyết định bởi nhiều yếu tố về khả năng sinh lời từ doanh thu (khả năng kiểm soát chi phí, thuế suất, lãi vay…), khả năng sử dụng tài sản (khả năng tạo ra thu nhập từ việc sử dụng vốn để tài trợ tài sản trong sản xuất kinh doanh) hay tỷ lệ sử dụng nợ vay.

Nguồn: Tổng hợp.

4 views0 comments

Comments


bottom of page