Báo cáo tài chính cung cấp thông tin một cách tổng quát một doanh nghiệp về tài sản, vốn chủ sở hữu, kết quả kinh doanh. Đây là tài liệu quan trọng đối với lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư.
1. Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo là tài chính là một tài liệu quan trọng của một công ty, đặc biệt là công ty cổ phần có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Báo cáo tài chính là một hệ thống thông tin mô tả về tình hình tài sản, nguồn vốn, luồng tiền, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính được lập theo một chu kỳ kinh doanh, thường là một năm dương lịch. Các doanh nghiệp có thể lập các báo cáo hàng quý, nửa năm và một năm. Trong đó, báo cáo tài chính năm của một công ty đại chúng, công ty có có phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán bắt buộc phải được kiểm toán.
Hệ thống báo cáo tài chính được chia thành 4 loại gồm:
Bảng cân đối kế toán;
Báo cáo kết quả kinh doanh;
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
Thuyết minh báo cáo tài chính.
2. Bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn), nợ phải trả, vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp trong một thời điểm cụ thể (cuối quý, quý năm…).
Kết cấu của bảng cân đối kế toán chia làm hai phần chính là tài sản và nguồn vốn. Trong đó, phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp còn phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản trên.
Lưu ý: nguyên tắc trong bảng cân đối kế toán là Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Các loại tài sản trong bảng cân đối kế toán gồm:
1. Tài sản ngắn hạn:
Tiền và các khoản tương đương tiền
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
2. Tài sản dài hạn:
Các khoản phải thu dài hạn
Tài sản cố định
Đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác
Các loại nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán
1. Nợ phải trả:
Nợ ngắn hạn (Phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiến trước, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, dự phòng phải trả ngắn hạn…)
Nợ dài hạn (Chi phí phải trả dài hạn, vay và nợ thuê tài chính dài hạn, dự phòng phải trả dài hạn…)
2. Vốn chủ sở hữu:
Vốn góp chủ sở hữu
Thặng dư vốn cổ phần
Cổ phiếu quỹ
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
3. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh. Đây là loại báo cáo tài chính được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất khi nó phản ánh được kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Dù vậy, các nhà phân tích thường sẽ đưa ra những quan điểm riêng về chất lượng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp để có nhận định chính xác nhất).
Các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh gồm:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác, chi phí khác
Lợi nhuận kế toán trước thuế
Lợi nhuận sau thuế TNDN
4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện luồng tiền đã thu và chi của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh, bao gồm lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. Dòng tiền lưu chuyển thuần bằng hiệu số giữa các khoản thu và chi.
Có hai cách lập báo lưu tiền tệ theo phương pháp gián tiếp hoặc trực tiếp. Sự khác biệt đáng chú ý là phương thức thể hiện dòng tiền lưu tuyển từ hoạt động kinh doanh.
Trong đó, lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp thể hiện các khoản thực thu và chi bằng tiền từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, các khoản chi trả cho người lao động, lãi vay, thuế TNDN, thu khác và chi khác.
Theo phương pháp gián tiếp, các khoản thu chi được điều chỉnh từ lợi nhuận trước thuế TNDN khi loại bỏ các yếu tố không thực chi tiền (khấu hao, các khoản dự phòng, chênh lệch tỷ giá…) và Lợi nhuận từ hoạt đông kinh doanh trước biến động các khoản phải thu, hàng tồn kho, biến động chi phí trả trước…
Các khoản lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư gồm tiền thu, chi khi mua sắm và bán tài sản cố định; tiền thu chi góp vốn, công cụ nợ…
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính gồm tiền thu từ phát hành cổ phiếu, tiền chi trả cho các chủ sở hữu, cổ tức, lợi nhuận đã trả…
5. Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là phần bổ sung thông tin và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chính sách lập báo cáo tài chính hay các vấn đề cần làm rõ trong tại bảng cân đối kế toán hay báo kết quả kinh doanh. Đây là một loại báo cáo giúp người đọc, đặc biệt là các nhà đầu tư có cái nhìn chi tiết hơn về các khoản mục trong báo cáo tài chính.
Nguồn: Theo thị trường tài chính Việt Nam
Comments